Trả lời:
Điểm đ khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện phải thực hiện quy định như sau:nKhông mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa đảm bảo điều kiện”
Như vậy, việc lái xe ô tô bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Và người điều khiển phương tiện đã có lỗi trong việc khiến vợ bạn ngã ra đường.
Hành vi của lái xe ô tô là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì hành vi của người lái xe ô tô sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên ngoài theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
….”
Như vậy, hành vi của người lái xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Mặt khác, theo quy định tại khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người vi phạm về lỗi mở cửa xe không đúng quy định còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Về vấn đề bồi thường trách nhiệm dân sự, Bộ luật dân sự quy định như sau:
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy, người lái xe ô tô có trách nhiệm bồi thường do hành vi mở cửa xe khiến vợ bạn ngã. Việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 590 và Điều 601 Bộ luật dân sự.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Sau nhiều thông tin đồn đoán thì Ferrari cũng vừa trình làng mẫu Crossover 4 cửa đầu tiên Purosangue 2023 đi cùng nhiều trang bị đáng chú ý khác.
Tại sự kiện International Electric Vehicle Symposium & Exhibition (EVS35) tại Olso - Na Uy, Vinfast cho biết sẽ triển khai sớm loạt đại lý của mình tại Châu Âu đi kèm với các đặc quyền riêng.
Thương hiệu hạng sang của Hyundai là Genesis vừa công bố khả năng có thể mở cửa mẫu xe điện GV60 theo phương thức nhận diện khuôn mặt.
Vốn là thương hiệu thuộc Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz vừa trình làng mẫu xe điện SUV đô thị Smart Concept #1
Thương hiệu Nhật vừa trình làng MX-30 mẫu xe điện đầu tiên của hãng với nhiều công nghệ hiện đại có khả năng vận hành lên đến 160 km.