Thực tế không hoàn toàn như vậy, khi mà nhiều doanh nghiệp ô tô – xe máy vẫn đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm và đang trù tính những kế hoạch lớn nhằm dẩy mạnh hơn mục tiêu này.
Góc nhìn từ sản phẩm xe máy của Honda VN
Tại một cuộc gặp gỡ với báo chí mới đây, tân TGĐ Honda Việt Nam, ông Minoru Kato cho biết một trong những mục tiêu của Honda Việt Nam trong thời gian tới là tích cực đẩy mạnh xuất khẩu nhằm sớm đạt được mục tiêu đưa VN trở thành một trung tâm xuất khẩu xe máy ra thị trường khu vực. Liệu điều này có thể xẩy ra ?
Thực tế Honda Việt Nam đã đưa ra kế hoạch này từ năm 2011 và đến nay đang tiếp tục được thực hiện, bao gồm cả việc xây dựng các nhà máy (Hiện Honda Việt Nam có ba nhà máy sản xuất xe máy với tổng công suất thiết kế 2,5 triệu chiếc cùng nhiều nhà máy, phân xưởng sản xuất phụ tùng, linh kiện). Riêng trong năm tài chính 2014, hầu hết các mẫu xe do Honda Việt Nam sản xuất tại VN đều được xuất khẩu nguyên chiếc, trong đó có cả việc “xuất khẩu ngược” sang thị trường Nhật Bản, đạt số lượng hơn 32.000 xe với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 163 triệu USD. Nếu nhìn vào số lượng xuất khẩu 32.000 xe – theo nhiều chuyên gia thì không phải là nhiều, nhất là khi so sánh với sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa lên tới hơn 1,8 triệu xe, nhưng rõ ràng Honda Việt Nam đã bắt đầu thành công và có những bước tăng trưởng đột biến trong xuất khẩu, tăng tới 50% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ. Việc nhấn mạnh sự thành công này còn được thể hiện rõ hơn khi mà trước đây, nhiều DN trong nước cũng đã rầm rộ khuyêch trương việc xuất khẩu, nhưng chỉ được một hai đợt, mỗi đợt vài trăm, vài nghìn xe rồi tắt ngúm.
Ngược lại, tân TGĐ Honda Việt Nam khẳng định kế hoạch cho năm tới: “Mục tiêu của chúng tôi là từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu xe máy trong khu vực. Ước tính, thị trường xuất khẩu của HVN trong năm tài chính tiếp theo sẽ mở rộng sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 247 triệu USD”. Điều quan trọng nữa cũng cần nói đến là việc Honda Việt Nam hiện là DN đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong ngành công nghiệp xe máy với tỷ lệ trung bình đạt 93%, cao nhất đạt 97%. Điều này có được là nhờ vào nhiều phụ tùng quan trọng đã được chủ động sản xuất ngay trong hệ thống nhà máy đặt tại Việt Nam. Trong đó, nhà máy bánh răng có vốn đầu tư 457 tỷ đồng đi vào hoạt động hồi tháng 1/2013 với công suất 2,3 triệu sản phẩm/năm; tháng 4/2013, trung tâm phụ tùng mới chính thức đi vào hoạt động với vốn đầu tư 180 tỷ đồng; gần đây nhất, vào tháng 4/2014, phân xưởng piston có công suất lớn nhất của tập đoàn Honda với tổng số vốn đầu tư 231 tỷ đồng cũng chính thức đi vào sản xuất với tổng sản lượng 2,4 triệu sản phẩm/năm.
“Cửa” xuất khẩu cho ô tô
Việc Honda Việt Nam xuất khẩu xe máy nguyên chiếc sang gần 22 quốc gia được xem nhờ vào một chiến lược, kế hoạch dài hơi, sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực ôtô thì vấn đề này không đơn giản do sự yếu kém chung của ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, bản thân nhiều DN cũng đã chuẩn bị các chương trình, kế hoạch chi tiết và dài hơi cho vấn đề này. Trong đó, xuất khẩu các linh kiện, phụ tùng được xem là giải pháp vừa là trước mắt, vừa lâu dài, giúp DN hội nhập, mà thực chất là tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu - điểm cốt lõi để phát triển ngành công nghiệp này.
Trên thực tế, dù ngành CN ôtô được xem là yếu kém, nhưng trong những năm gần đây, việc xuất khẩu linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm phương tiện giao thông luôn lọt vào Top 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (năm 2011 XK đạt kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD, năm 2012, 2013 con số này vào khoảng 3 tỉ USD). Vấn đề nằm ở chỗ, lượng linh kiện, phụ tùng này chủ yếu do các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, nằm trong hệ thống của các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới thực hiện. Riêng các DN ô tô có định hướng và thực hiện tốt vấn đề này chủ yếu là Toyota Việt Nam và Cty CP ô tô Trường Hải (Thaco).
Tính riêng năm 2013 giá trị kim ngạch xuất khẩu phụ tùng của Toyota Việt Nam đạt trên 39,2 triệu USD, đưa tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tích lũy lên trên 246 triệu USD sau hơn 9 năm Trung tâm xuất khẩu phụ tùng ô tô Toyota đi vào hoạt động với sản phẩm XK chủ yếu của Toyota Việt Nam là ăng ten, van điều hòa khí xả, và bàn đạp chân ga... Thị trường xuất khẩu các linh kiện “Made in Việt Nam” của Toyota Việt Nam đã được XK sang hệ thống Toyota toàn cầu ở 13 nước, bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Malaysia, Ấn Độ, Achentina, Nam Phi, Venezuela, Pakistan, Đài Loan, Brazil, Ai Cập và Kazakstan
Với Thaco, hiện công ty đang XK sang Malaysia các linh kiện như cản trước, ghế ngồi, cụm dây điện, một số chi tiết nhựa… cho những mẫu xe Kia; XK áo ghế, thùng xe và một số linh kiện cho xe thương mại, xe tải sang Hàn Quốc hay sắp XK những linh kiện đầu tiên của xe Kia K3 vào thị trường Nga. Do tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện, phụ tùng của Kia nên tùy thuộc vào năng lực sản xuất của hãng ở các thị trường, hoạt động XK phụ tùng của Thaco sẽ có mức tăng trưởng phù hợp. Ví dụ: Malaysia dự kiến sản xuất 1000 xe K3/tháng thì Thaco sẽ xuất được 1000 bộ ghế, 1000 bộ dây điện… Thaco cũng đang SX mẫu kính để Kia mở rộng hơn nữa danh mục linh kiện phụ tùng XK của mình. Không những vậy, Thaco đang hướng tới việc xuất khẩu một số mẫu xe sang thị trường trong khu vực.
Cho dù ngành công nghiệp ôtô còn yếu, nhưng đã có nhiều DN xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô và xác định đó là hướng đi cần thiết, lâu dài, là sự hội nhập, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Liệu định hướng của ngành ô tô VN có nên đi theo hướng này ? Câu trả lời xin dành cho các nhà quản lý.
Mặc dù việc giảm 50% lệ phí trước bạ lần hai cho xe lắp ráp trong nước chỉ ở mức đề xuất. Nhưng mới đây đại diện các nhà nhập khẩu chính hãng trong nước đã lên tiếng mong Chính Phủ xem xét hỗ trợ đối với cả xe nhập khẩu.
Với tổng cộng 185.300 chiếc, lượng ô tô được sản xuất và lắp ráp trong nước 7 tháng đầu năm 2021 đang nhiều gấp 1,89 lần so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang Việt Nam và 2 thị trường chính khác là Australia và Nhật tăng mạnh trở lại trong tháng 5 đã giúp nước này bù đắp được phần nào tổn thất từ lĩnh vực du lịch.
Giới chuyên gia Thái Lan đánh giá thấp khả năng ảnh hưởng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam khi nước ta áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 5 từ đầu năm 2022.
Tổng Cục hải quan cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, số lượng xe nhập từ thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xe nhập từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất.