Mới đây, Bộ Công Thương vừa công bố số liệu thống kê về xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tháng 7/2021. Theo đó, lượng ô tô sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam trong tháng 7 đạt 26.200 xe, giảm gần 1% so với tháng tháng trước, nhưng vẫn tăng hơn 3% so với tháng 7/2020.
Lũy kế trong 7 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ô tô trong nước đã sản xuất và lắp ráp 185.300 xe, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình, mỗi ngày có 838 ô tô được xuất xưởng từ các nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 7 ước đạt 17.000 chiếc, tăng 11% so với tháng 6/2021. Tổng cộng trong 7 tháng đầu năm 2021, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc các loại ước đạt 98.000 chiếc.
Như vậy, tính trong 7 tháng đầu năm 2021, lượng ô tô lắp ráp trong nước đang nhiều gấp 1,89 lần so với lượng xe nhập khẩu.
Cũng theo Bộ Công Thương, tổng công suất sản xuất và lắp ráp theo thiết kế của toàn ngành ô tô Việt Nam hiện là 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.