Các thông tin về giảm 50% lệ phí trước bạ lần 2 đối với các doanh nghiệp ô tô nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong đại dịch COVID, đại diện những nhà Nhập khẩu Ô tô được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam (VIVA) đã gửi thư mong nhà nước hỗ trợ công bằng với cả xe lắp ráp lẫn xe nhập khẩu.
Theo đó đại diện các nhà nhập khẩu được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam đã gửi thư ý kiến góp ý về quy định hỗ trợ giảm phí trước bạ đối với các xe sản xuất, lắp ráp trong nước gồm:
Các nhà nhập khẩu cho rằng các quy định về cách ly xã hội cũng đã ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các nhà nhập khẩu và nhà phân phối ô tô CBU. Do đó, nếu chỉ hỗ trợ 50% phí trước bạ đối với các xe lắp ráp CKD thì thật thiếu công bằng đối với các nhà nhập khẩu cũng như nhà phân phối CBU. Vì các doanh nghiệp CBU cũng là những đơn vị đang phải gánh nhiều tổn thất từ các văn phòng đăng ký, đăng kiểm xe hiện đang ngưng hoạt động, trong khi các doanh nghiệp này vẫn phải tiếp tục chi trả chi phí cho việc thuê cơ sở thương mại, thuế, lưu kho và nguồn nhân lực.
Sự phân biệt đối xử ưu tiên xét trên tầm quốc gia này vi phạm điều III.4 của GATT mà Việt Nam đã ký kết cũng như được hưởng các lợi ích to lớn tại nước ngoài khi tất cả các điều khoản FTA đã được thực thi.
Các nhà đại diện của các đơn vị nhập khẩu ô tô VIVA còn chia sẽ trong 3 quý đầu năm 2021 từ tháng 1 đến tháng 9.2021, các nhà sản xuất, lắp ráp CKD đã góp vào 70% tổng sản lượng ô tô, thì có 92% sản lượng ô tô CBU tại Việt Nam được nhập khẩu bởi các nhà sản xuất, lắp ráp CKD.
Nếu các công ty này cần hỗ trợ cho hoạt động lắp ráp CKD, thì nội bộ phải tự hạn chế nguồn cung ô tô CBU để thúc đẩy hoạt động lắp ráp CKD, thiết lập các ưu tiên riêng. Ngược lại, những nhà nhập khẩu và đại lý xe CBU không liên quan đến xe CKD chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động CBU.
Năm vừa qua, những nhà nhập khẩu và đại lý CBU đã chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bởi việc giảm thuế trước bạ mang tính phân biệt đối xử. Những công ty này là những doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị tổn thương. Trong cùng kỳ năm 2021, doanh nghiệp CBU chỉ nhập khẩu 8% số lượng ô tô CBU vào Việt Nam. Nhằm tuân thủ quy tắc của hãng, các thương hiệu mà họ đại diện đòi hỏi các nhà nhập khẩu và các đại lý khoản đầu tư và chi phí vận hành cao. Các nhà nhập khẩu và các đại lý CBU phải sử dụng khoảng 3.000 lao động mà gia đình các nhân viên này cũng đều phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh đó. Mặc dù sản lượng bán ra nhỏ hơn, nhưng những nhà nhập khẩu CBU lại đóng góp một khoản thuế cao hơn nhiều trên mỗi chiếc xe vào Ngân sách Nhà nước.
Do đó, VIVA đề nghị việc giảm thuế trước bạ cũng cần phải áp dụng chung cho cả CKD và CBU mà đây cũng sẽ là sự hỗ trợ cho toàn cộng đồng.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.