Câu hỏi từ bạn Trung Hậu – Đà Nẵng
Trả lời:
Tại Điểm e, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 53, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
“1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 điều này”.
Theo quy định trên, khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông đường bộ, xe mô tô phải đảm bảo có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác để bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Vì vậy, trường hợp điều khiển xe mô tô tham gia giao thông đường bộ có hành vi vi phạm: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển, hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị cảnh sát giao thông xử lý theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức xử phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng .
Như vậy, trường hợp của bạn Trung Hậu chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 17, Nghị định 46/2016/NĐ-CP khi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển, hoặc có nhưng không có tác dụng.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Hiện miền Bắc đang vào mùa trời nồm gây không ít khó khăn khi lái xe bởi các hiện tượng mờ kính lái và gương hậu làm ảnh hưởng đến tầm nhìn lái xe.
Nhận biết được điểm mù trong khi lái xe là kỹ năng quan trọng mà mọi tài xế cần biết để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra.
Tình trạng tháo trộm các phụ kiện, bộ phận trên ô tô không phải là hiếm gặp và một trong số đó là bánh xe rất hay bị mất cắp. Bạn có thể đề phòng bằng cách áp dụng một vài biện pháp đơn giản để giảm thiểu tình trạng này.
Mercedes-Benz là thương hiệu đầu tiên tại Australia giới thiệu camera thay thế gương chiếu hậu trên một mẫu xe sản xuất thực tế, trong khi đối thủ Audi vẫn đang loay hoay với công nghệ mới này trên mẫu xe chạy điện E-tron.
Khi lưu thông trên đường, không dễ tìm được những chiếc xe có đủ 2 gương chiếu hậu ở 2 bên. Đa phần các xe đều bị “tháo trụi” cả 2 gương, hoặc chỉ lắp gương trái để lấy lệ. Nhiều chủ xe còn thay cặp gương tiêu chuẩn bằng những loại gương thời trang to, nhỏ, sành điệu hơn.