Thông tin từ Phiên tòa cho thấy, tháng 4/2015, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP. Hà Nội tiếp nhận hồ sơ đăng ký sang tên xe ô tô Honda Acura. Nhận thấy hồ sơ có dấu hiệu nghi vấn, Phòng CSGT đã chuyển hồ sơ tới Phòng Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an TP. Hà Nội để điều tra theo thẩm quyền.
Hồ sơ thể hiện xe Honda Acura nêu trên do Dũng Thanh Trì mua từ Hội đồng bán đấu giá tài sản tịch thu sung công quỹ nhà nước huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vào tháng 8/2006 theo Quyết định bán tài sản sung công quỹ nhà nước. Xe này tịch thu theo Quyết định tịch thu xe vô chủ. Thực chất các giấy tờ này đều là giấy tờ giả.
Ảnh minh họa
Mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT phát hiện, từ năm 2007 - 2009, Dũng Thanh Trì còn đứng tên đăng ký 11 xe ô tô. Vợ và anh trai bị cáo cũng đứng tên nhiều xe ô tô khác. Các xe này đều có nguồn gốc là xe mua đấu giá của các tỉnh, thành khác.
Tại cơ quan điều tra, Dũng Thanh Trì khai toàn bộ số xe trên là do Dũng Thạch Thất và Nguyễn Ngọc Thịnh nhờ Dũng và người thân đứng tên trong hồ sơ mua đấu giá và làm thủ tục đăng ký tại Hà Nội.
Cụ thể, năm 2007, Nguyễn Bá Thái (SN 1953 ở Bắc Giang) nhờ Nguyễn Ngọc Thịnh tìm người đứng tên mua đấu giá xe ô tô để làm thủ tục đăng ký ở Hà Nội, Thịnh nhờ Dũng Thạch Thất, Dũng Thạch Thất lại nhờ Dũng Thanh Trì (do có hộ khẩu Hà Nội). Dũng Thanh Trì photo chứng minh nhân dân đưa cho Dũng Thạch Thất để làm hồ sơ mua đấu giá xe ô tô.
Dũng Thanh Trì cầm hồ sơ xe đến nộp thuế trước bạ và đăng ký tại Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Công an TP. Hà Nội. Khi làm thủ tục đăng ký, Thái và Thịnh lái xe đến bàn giao cho Dũng Thanh Trì để cảnh sát kiểm tra thực tế xe.
Do có nhu cầu đăng ký nhiều xe, để tránh công an nghi ngờ, các đối tượng tìm thêm một số người khác lấy thông tin đưa vào hồ sơ mua xe đấu giá.
Mỗi lần đăng ký thành công, Thịnh, Dũng Thạch Thất và Dũng Thanh Trì được hưởng lợi 1 triệu đồng/người. Đường dây này làm giả giấy tờ xe trong thời gian từ năm 2007 - 2010 với 22 xe ô tô được đăng ký hồ sơ giả mạo với nguồn gốc mua đấu giá sung công quỹ nhà nước tại nhiều tỉnh, thành.
Trong đó, 3 xe có nguồn gốc mua đấu giá tại tỉnh Lạng Sơn, 3 xe tại tỉnh Hà Tĩnh, 3 xe tại Đồng Tháp, 3 xe tại tỉnh Bình Thuận, 3 xe tại tỉnh Quảng Ninh, 6 xe tại tỉnh Tây Ninh. Về cơ bản, hồ sơ gồm Quyết định tịch thu tang vật phương tiện, quyết định tịch thu xe vô chủ, Quyết định bán đấu giá tài sản sung công quỹ, Biên bản bán đấu giá... được làm giả rất tinh vi.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ 4 xe ô tô nhãn hiệu Honda CRV, Toyota, BMW. Đối với 18 chiếc xe ô tô còn lại được xác định là vật chứng của vụ án nhưng chưa thu giữ được. Công an ra thông báo gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam và công an các địa phương, phòng nghiệp vụ để truy tìm nhưng đến nay chưa có kết quả.
Nguồn gốc 4 xe bị thu giữ đều là xe do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu của việc buôn bán trái phép ô tô qua biên giới. Cơ quan điều tra đã ra quyết định bổ sung khởi tố vụ án hình sự tội Buôn lậu. Song do thời hạn điều tra vụ án đã hết nên công an tách rút tài liệu để xử lý sau.
Quá trình điều tra, các đối tượng cũng có lời khai thể hiện, khi làm thủ tục đăng ký 22 xe ô tô trên không phải chi phí “lót tay” cho cán bộ, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông. Theo quy định pháp luật, đối với xe ô tô có nguồn gốc mua đấu giá không phải bắt buộc tiến hành giám định tài liệu có trong hồ sơ xe.
Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 2/1/2007 của Bộ Công an quy định: “Việc đăng ký xe tịch thu sung quỹ nhà nước (không phải có hồ sơ gốc) được thực hiện trên cơ sở hiện trạng số máy, số khung của xe ghi trong quyết định và hóa đơn, nhưng xe phải hoàn chỉnh các chi tiết cùng chủng loại, cùng thông số kỹ thuật”.
Đối với 22 chiếc xe trên, hồ sơ không thể hiện chủng loại xe và các thông số kỹ thuật. Cán bộ kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ phải yêu cầu chủ xe hoàn thiện đầy đủ thông tin vào giấy khai đăng ký xe theo mẫu. Thực tế, cán bộ Đội đăng ký xe chỉ kiểm tra số khung, số máy, nhãn hiệu rồi đề xuất cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển kiểm soát. Tuy nhiên, cơ quan điều tra nhận định đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc cấp giấy chứng nhận đăng ký và biển kiểm soát cho xe có hồ sơ giả. Do đó, cơ quan điều tra không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự cán bộ, lãnh đạo này.
Trong 22 xe, có 2 xe ô tô mang nhãn hiệu Honda Acura và Toyota Lexus nhưng trên tờ khai lệ phí trước bạ thể hiện là xe Honda Odyssey, Toyota Corolla. Cán bộ kiểm tra xe là ông Đoàn Văn Thọ và Nguyễn Hữu Huy không phát hiện ra, tiếp tục chuyển hồ sơ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sai phạm của hai cán bộ này có dấu hiệu của tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, để có căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cần làm rõ thất thu thuế nhà nước. Công an TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Cục Hải quan TP. Hà Nội nhưng chưa nhận được trả lời. Do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan điều tra rút tài liệu xem xét, xử lý sau.
Với hành vi này, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội xử phạt bị cáo Thịnh, Dũng Thạch Thất và Dũng Thanh Trì mỗi người 24 tháng tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp, phát hiện thu giữ 10 xe ô tô có giá trị cao, có dấu hiệu buôn lậu, làm giả thủ tục giấy tờ, nguồn gốc.
Sở hữu một chiếc ô tô sang trọng đắt tiền nhưng giá chỉ rẻ bằng 1/3 thậm chí 1/4 so với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc là một điều không tưởng, thế nhưng, lợi dụng lòng tham của nhiều người, đối tượng tội phạm vẫn hứa hẹn điều này và rao bán trên mạng xã hội để câu kéo khách hàng.
Khi Land Rover thắng kiện hãng xe Trung Quốc do bị nhái thiết kế, nhiều người đặt câu hỏi về số phận những mẫu xe nhái khác như: Zoyte, BAIC.
Ngoài số xe bị phát hiện làm giả hóa đơn thương mại để nhập lậu về Việt Nam hòng trốn thuế, cơ quan điều tra còn phát hiện 133 xe BMW khác được Euro Auto nhập về Việt Nam cũng theo hình thức này.
Thời gian gần đây, cơ quan Hải quan đã nhận được nhiều đơn đề nghị của Việt kiều xin được tái xuất xe ô tô đã nhập khẩu về Việt Nam theo diện tài sản di chuyển. Lý do được đề cập trong các đơn này là họ vẫn còn phải qua lại Mỹ và chưa thể về sinh sống hẳn ở Việt Nam.