Số xe nhập lậu nhiều hơn trước?
Bộ Tài chính vừa có văn bản xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hướng xử lý đối với vụ việc vi phạm của Công ty CP ô tô Âu Châu (Euro Auto, doanh nghiệp nhập khẩu chính thức BMW ở Việt Nam trước năm 2018).
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận ngày 30/5/2018, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giải quyết cho Công ty TNHH Tốc Độ (đại diện của Tập đoàn BMW AG, Đức) làm thủ tục tái xuất toàn bộ 571 xe ô tô BMW ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân, lô xe này đã về cảng Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục hải quan, không liên quan tới vụ buôn lậu bị khởi tố của Euro Auto.
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn, theo báo cáo của Bộ Tài chính, ngoài số xe trên còn có lô 133 chiếc ô tô BMW do Euro Auto làm thủ tục hải quan nhập khẩu về Nam tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 ngày 21/11/2016, thuộc cảng VICT (TP. Hồ Chí Minh).
Theo Bộ Tài chính, Euro Auto làm giả và sử dụng 133 invoice (bộ chứng từ bắt buộc phải nộp khi làm thủ tục hải quan), Packing list (bảng kê/phiếu chi tiết hàng hóa) giả để làm thủ lục hải quan nhập khẩu 133 xe ô tô BMW về Việt Nam.
Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu đã không khai báo các khoản phí 105.975.800 đồng là khoản phải cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu để tính thuế, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là 179.738.542 đồng.
Bên cạnh đó, công ty cũng đã vi phạm về việc không khai báo các khoản phí 105.975.800 đồng - là khoản phải cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu để tính thuế, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp là 179.738.542 đồng.
Với hành vi vi phạm liên quan đến việc làm giả và sử dụng chứng từ giả để xuất trình cho hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu 133 xe này, Bộ Tài chính dự kiến xử phạt vi phạm hành đối với Euro Auto về hành vi “sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo, không hợp pháp, không đúng với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không phải là tội phạm”.
Theo đó, Bộ sẽ phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng; đồng thời tịch thu toàn bộ chứng từ, tài liệu giả do Công ty Cổ phần ô tô Âu Châu đã sử dụng để xuất trình làm thủ tục hải quan cho 133 xe nêu trên.
Không cho phép nhập 133 xe BMW vào Việt Nam
Ngoài ra, Bộ Tài chính dự kiến xử phạt thêm Euro Auto về hành vi "không khai hoặc khai sai khác làm thiếu số tiền thuế phải nộp” (179 triệu đồng như trên) quy định tại điểm g khoản 2 Điều 8 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 45/2016/NĐ- CP của Chính phủ. Hình thức phạt chính là phạt tiền 20% số tiền thuế khai thiếu.
Cũng theo báo cáo của bộ này, theo quy định hiện hành, 133 xe ô tô nêu trên không đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, nếu Euro Auto đề nghị cho tái xuất lô hàng 133 xe ô tô BMW nêu trên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì sẽ cho phép tái xuất theo quy định; đồng thời sẽ hoàn trả lại cho doanh nghiệp này toàn bộ số tiền thuế đã nộp đối với lô hàng này.
Còn trong trường hợp công ty muốn tiếp tục nhập khẩu 133 xe ô tô BMW trên vào Việt Nam thì hiện nay pháp luật chưa có quy định. Bộ Tài chính cũng cho biết điều này vượt quá thẩm quyền của Bộ và Tổng Cục Hải quan, cần phải xin chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, liên quan đến vụ việc này, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) – Bộ Công an đã khởi tố 3 bị can: Nguyễn Đăng Thảo – Tổng Giám đốc, nguyễn Thị Minh Yến – nguyên trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của Euro Auto, Trần Hải Đăng – Phó Giám đốc Cty Việt Á (Cty làm dịch vụ hải quan cho Euro Auto) về tội Buôn lậu.
Ngày 4/6/2018, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra cáo trạng, truy tố 3 bị can trên và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh để truy tố, xét xử theo quy định.
Theo Tiền Phong
Trong báo cáo tổng kế hoạt động tài chính năm 2020, sản lượng bán hàng của tập đoàn Honda giảm trong cả 3 lĩnh vực: Ô tô, xe máy và sản phẩm máy động lực.
Covid-19 đang là cơn địa chấn mang tính toàn cầu, gây nên vô vàn thiệt hại và được cho là có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
Cấm xe máy không phải là giải pháp tốt cho Hà Nội. Cần phải giãn dân, giãn nhu cầu đi lại và thay đổi thói quen đi lại hình thành từ “kinh tế vỉa hè”
Bắt đầu từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ôtô sản xuất tại khu vực ASEAN đạt tiêu chuẩn nội địa hóa liên khối 40% trở lên giảm xuống còn 0%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế- PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng người dân khó lòng mua được xe giá rẻ.
“Rất phù hợp” là quan điểm của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) khi đề xuất lựa chọn công nghiệp ôtô làm ngành chủ lực cho vùng kinh tế động lực miền Trung.