Làm con dấu giả, hô biến giấy tờ giả, thủ đoạn mẹ bồng con, thủ đoạn lắp cũ vào mới là những chiêu trò hết sức tinh vi mà tội phạm đã lợi dụng để nhập khẩu ô tô trái phép. Đừng biến mình thành nạn nhân của loại tội phạm này, hãy cùng theo dõi chương trình sau để cùng nâng cao cảnh giác.
Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phá thành công chuyên án làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu giả và buôn lậu xe ô tô trên địa bàn tỉnh này, chủ yếu qua cửa khẩu Cầu Treo, giáp biên giới Lào.
Cảnh sát điều tra còn thu 201 biển kiểm soát ô tô, xe máy giả, mang biển kiểm soát Việt và Lào; 1 bộ dụng cụ chuyên để sản xuất biển kiểm soát ô tô, xe máy giả; trên 360 mẫu con dấu, trong đó 189 mẫu dấu tên của những người có thẩm quyền, 172 dấu cơ quan, tổ chức, 30 mẫu phôi giấy phép lái xe, máy in màu và máy đúc dấu của các cơ quan, tổ chức.
Quá trình điều tra từ tháng 4 – 2019 đến này, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố 14 bị can, tạm giam 8 bị can.
Hành vi của các đối tượng tội phạm này không mới, nhưng chúng biến đổi linh hoạt để tiếp tục gây án. Hậu quả làm nhiễu loạn trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, thất thu ngân sách, gây mất an ninh trật tự cho cả Việt Nam và Lào.
Đường dây nhập lậu ô tô vào Việt Nam từ cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh, giáp biên giới Việt – Lào bằng những thủ đoạn nào ? Một thuật ngữ mà dân mua bán xe ô tô lậu thường gọi là “Mẹ bồng con”.
Thủ đoạn “Mẹ bồng con”
Trước hết, các đối tượng tội phạm đánh vào lòng tham của nhiều khách hàng, muốn có ô tô sang trọng, đắt tiền, nhưng giá rẻ chỉ bằn 1/3 hoặc 1/4 so với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Chúng rao bán trên mạng xã hội để câu kéo khách hàng.
Trên thị trường có một chiếc xe Toyota Camry, biển kiểm soát như thê này. Thì chiếc xe Camry nhập lậu cũng làm giả một bộ giấy tờ, bao gồm: Đăng ký xe, đăng kiểm và Biển kiểm soát giống hệt như vậy.
Không riêng gì tại biên giới tỉnh Hà Tĩnh với Lào, dọc biên giới phía Tây của Việt Nam, nhất là các tỉnh từ miền trung trở vào, nhiều vụ mua bán xe ô tô lậu, biển số giả đã được giao dịch theo kiểu “mẹ bồng con”, tức là 2 xe giống hệt nhau, một xe chính thức và một xe lậu cùng chung biển số. Nếu chủ xe muốn biển số đẹp, để trùng với xe khác cùng loại, thì phải mất thêm tiền.
Liệu xe ô tô lậu, dùng giấy tờ giả, biển kiểm soát giả trùng với một ô tô khác liệu có qua mặt được các cơ quan chức năng không? Thì các đối tượng đã trấn an rằng, giấy tờ và biển kiểm soát là thật, chỉ có không đúng số khung, số máy.
Một trong những thủ đoạn nữa của các đối tượng tội phạm là “lắp cũ vào mới”, đánh tráo biển số xe giữa xe cũ trong nước và xe nhập lậu.
Thủ đoạn “lắp cũ vào mới”
Đây là biển kiểm soát thật, nhưng nó lấy của một chiếc xe khác có thể là hư hỏng, hết niên hạn, gắn sang chiếc xe nhập lậu mới hơn. Thủ đoạn này cũng chỉ nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Vì bản chất những chiếc xe này hoàn toàn bất hợp pháp.
Trở lại vụ án làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu giả và buôn lậu xe ô tô ở tỉnh Hà Tĩnh. Các đối tượng còn mua bán cả những chiếc xe ô tô thuộc diện tạm nhập, tái xuất tại biên giới Việt – Lào. Xe ô tô mang biển số Lào tạm nhập vào địa bàn cụ thể ở Việt Nam có thời hạn trong vòng 1 tháng, hết hạn phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Muốn lưu hành tiếp, các đối tượng phải lên cửa khẩu xin gia hạn. Vì muốn bán giá rẻ trao tay, mà không phải tái xuất, chúng tìm mọi cách làm giấy tờ, hồ sơ giả, biển kiểm soát giả để hợp thức hóa chiếc xe.
Đối với người mua xe nhập lậu, được các đối tượng bán xe dùng thủ đoạn dụ dỗ là mua chui thì có thể bán chui không mất giá. Thậm chí bán ngược trở lại cho bọn chúng. So sánh với tiền đi thuê xe cũng tương đương, nên người mua dễ làm liều, mong qua mặt được cơ quan chức năng. Chính việc nhập xe lậu bán trao tay, là mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng khác làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu giả và biển kiếm soát giả.
Công an tỉnh Hà Tĩnh hiện đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, bắt giữ các đối tượng liên quan trong đường dây làm, sử dụng giả giấy tờ cơ quan, tổ chức, buôn lậu để xử lý các đối tượng theo qui định của pháp luật.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp, phát hiện thu giữ 10 xe ô tô có giá trị cao, có dấu hiệu buôn lậu, làm giả thủ tục giấy tờ, nguồn gốc.
Khi Land Rover thắng kiện hãng xe Trung Quốc do bị nhái thiết kế, nhiều người đặt câu hỏi về số phận những mẫu xe nhái khác như: Zoyte, BAIC.
Ngoài số xe bị phát hiện làm giả hóa đơn thương mại để nhập lậu về Việt Nam hòng trốn thuế, cơ quan điều tra còn phát hiện 133 xe BMW khác được Euro Auto nhập về Việt Nam cũng theo hình thức này.
Ngày 3/4, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đưa ra xét xử vụ án làm giả tài liệu, con dấu, làm giả hồ sơ mua đấu giá ô tô. Đường dây với 3 đối tượng gồm Nguyễn Văn Dũng (Dũng Thanh Trì, SN 1976), Nguyễn Văn Dũng (Dũng Thạch Thất, SN 1974) và Nguyễn Ngọc Thịnh (SN 1956) đã làm giả hồ sơ 22 xe ô tô.
Thời gian gần đây, cơ quan Hải quan đã nhận được nhiều đơn đề nghị của Việt kiều xin được tái xuất xe ô tô đã nhập khẩu về Việt Nam theo diện tài sản di chuyển. Lý do được đề cập trong các đơn này là họ vẫn còn phải qua lại Mỹ và chưa thể về sinh sống hẳn ở Việt Nam.