Sau khi thương hiệu Jaguar Land Rover (JLR) chính thức được xử thắng trong vụ kiện hãng xe Trung Quốc sao chép kiểu dáng nhiều chuyên gia trong nhành công nghiệp ô tô đánh giá đây là bước tiến mới trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ trong nền công nghiệp ô tô tại quốc gia này.
Cụ thể, tòa án quận Triều Dương, Bắc Kinh đã ra phán quyết: "Jiangling - Công ty sở hữu thương hiệu Landwind đã sao chép 5 thiết kế độc quyền của Range Rover Evoque để tạo nên mẫu Landwind X7. Cơ quan này yêu cầu hãng xe Trung Quốc ngừng ngay lập tức hoạt động sản xuất, bán hàng đối với mẫu X7. Đồng thời trả tiền bồi thường cho hãng xe Anh".
Landwind X7 có kiểu dáng giống hệt Land Rover Evoque ngang nhiên mở bán
Hiện nay, vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn là bức xúc lớn nhất trong các công ty nước ngoài nói chung và xe hơi nói riêng tại Trung Quốc. Hàng loạt thương hiệu xe sang đình đám đến từ Châu Âu như: BMW, Audi, Land Rover… bị các công ty Trung Quốc nhái kiểu dáng và được bán với giá siêu rẻ. Thậm chí, những sản phẩm này còn ngang nhiên trưng bày chung với các mẫu xe bị sao chép thiết kế tại một số kỳ triển lãm. Những mẫu xe này không chỉ được bán tại thị trường nội địa mà đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, Porsche cũng đã từng cân nhắc khởi kiện hãng xe Zotye vào năm 2016 do mẫu T700 của công ty này được cho là sao chép kiểu dáng mẫu Macan. Mẫu Zotye SR9 nhái Porsche Macan cũng đang được rao bán tại Việt Nam với giá chỉ khoảng 13.000 USD (hơn 300 triệu đồng).
Sau khi JLR thắng kiện đòi lại bản quyền thiết kế từ mẫu Landwind X7 nhiều chuyên gia nhận định, đây có thể là thắng lợi ban đầu trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các hãng ô tô. Có thể thời gian tới sẽ có nhiều mẫu xe khác của Trung Quốc tiếp tục bị các thương hiệu lớn khởi kiện do đã sao chép thiết kế cũng như kiểu dáng. Nếu tiếp tục bị kiện như Landwind và bị thua nhiều khả năng các mẫu xe Trung Quốc kể trên sẽ rơi vào khủng hoảng.
Trao đổi về hệ quả từ việc bị thua của hãng xe Trung Quốc, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty luật BASICO cho biết: "Theo các quy định về nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm tại các quy định quốc tế, nếu đã bị xử thua trong các vụ kiện về tranh chấp mà cố tính bán sản phẩm ra thị trường sẽ bị coi là hàng nhái, hàng giả. Nếu các cơ quan chức năng phát hiện thì tuỳ từng quốc gia có thể có những cách giải quyết khác nhau với những sản phẩm này. Nếu các thương hiệu lớn như JLR đã đăng ký bảo hộ bản quyền tại lãnh thổ Việt Nam thì chỉ cần thông báo các cơ quan chức năng là đủ cơ sở để vào cuộc xử lý".
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, hiện tại Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức và có ký kết nhiều văn bản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do đó không hề khó khăn để xử lý những sản phẩm nhái giả, kể cả đó là ô tô hay những sản phẩm phức tạp hơn.
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam vẫn có nhiều mẫu xe Trung Quốc nhái kiểu dáng các thương hiệu lớn như: Zotye Z8, Zotye Z3, BAIC Q7... Nếu các thương hiệu kể trên vướng vào các tranh chấp tương tự như Landwind thì nhiều khả năng cũng sẽ khó có thể góp mặt tại thị trường Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Mẫu SUV Landwind X7 ra mắt lần đầu tại Triển lãm Ô tô Quảng Châu (Trung Quốc) vào năm 2015. Tại các đại lý, mẫu xe có giá khởi điểm là 135.000 NDT (khoảng 690 triệu đồng) trong khi mẫu xe bị nhái thiết kế là Range Rover Evoque có giá từ 448.000 đến 582.800 NDT (từ 1,7 đến 2,3 tỷ đồng). |
Theo Xe Giao thông
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường Việt Nam chuẩn bị đón nhận nhiều thương hiệu ô tô mới, trong đó nổi bật là các hãng đến từ Trung Quốc. Dự kiến mở bán từ năm 2023, gồm cả ô tô động cơ đốt trong và xe thuần điện.