Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện UIC

1. Phạm vi bảo hiểm:
Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm, UIC sẽ thanh toán cho Chủ xe/Người được bảo hiểm số tiền mà Chủ xe/Người được bảo hiểm phải bồi thường theo quy định của Luật Dân sự đối với những thiệt hại về hàng hóa vận chuyển trên xe đã xảy ra cho chủ hàng trong trường hợp xe bị: đâm va, lật, đổ, rơi, chìm, hỏa hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào; những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần.
Ngoài ra, UIC còn thanh toán cho Chủ xe/Người được bảo hiểm các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất thêm cho hàng hoá;
- Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn;
- Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của UIC.
Trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường của UIC (bao gồm cả các chi phí trên) không vượt quá hạn mức trách nhiệm ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
2. Không thuộc trách nhiệm bảo hiểm:
- UIC không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về hàng hóa trong những trường hợp sau:
a. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, người điều khiển xe và những người có quyền lợi liên quan đến sở hữu, khai thác và sử dụng xe
b. Tại thời điểm xe tham gia giao thông xảy ra tổn thất, thiệt hại, xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành;
c. Người điều khiển xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời hạn thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
d. Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép);
e. Tổn thất, tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ khi có thỏa thuận khác);
f. Tổn thất xảy ra trong những trường hợp: Chiến tranh, khủng bố;
g. Xe chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật;
h.  Hàng hóa lưu thông trái phép; hàng bị cơ quan chức năng Nhà nước bắt giữ;
i. Xe chở quá tải, quá số lượng người quy định 50% trở lên theo giấy chứng nhận kiểm định;
j. Người điều khiển xe, chủ xe/người được bảo hiểm, chủ hàng không trông coi, bảo quản hàng hóa;
k. Xe ôtô không thích hợp với loại hàng chuyên chở;
l. Mất cắp, trộm cướp (trừ trường hợp mất hàng hóa cùng với mất toàn bộ xe do: xe bị trộm cắp, bị cướp, bị cưỡng đoạt);
m. Hàng hoá hư hỏng do bản chất tự nhiên, hư hỏng do không đủ phẩm chất, do bao bì đóng gói, chất xếp hàng không đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Hư hỏng do bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển mà không phải do xe đâm va, lật đổ, rơi. Hàng hư hỏng do chậm trễ, trừ chậm trễ do tai nạn;
n. Giao hàng chậm trễ, giao hàng không đúng người nhận; giao thiếu, sai thể loại, sai quy cách, sai mã ký hiệu;
o. Hàng hóa bị cháy không do lỗi của bên vận tải;
p. Vàng bạc đá quý; tiền, các loại ấn chỉ, hóa đơn có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm; thi hài, hài cốt.
3. Giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa được tính tại thời điểm, địa điểm trước khi đưa hàng lên xe và không vượt quá giá trị thực tế trên thị trường ở nơi đưa hàng lên xe tại thời điểm đó.
4. Mức khấu trừ:
Trừ khi có thỏa thuận khác và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm, UIC áp dụng mức khấu trừ tối thiểu là 10% giá trị tổn thất nhưng không thấp hơn 1.000.000 đồng/vụ.
5. Hồ sơ bồi thường
- Quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới, chủ xe phải cung cấp thêm tài liệu chứng minh thiệt hại hàng hóa chuyên chở trên xe, bao gồm:
a. Các chứng từ xác định nguồn gốc, giá trị hàng như: Hợp đồng vận chuyển, Phiếu xuất kho, Bộ chứng từ về hàng hóa được vận chuyển;
b. Chứng từ xác định thiệt hại hàng hóa như: Biên bản giám định, Phiếu nhập kho, Hóa đơn mua bán hàng hóa, hóa đơn thanh lý…