Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, trong tổng số 11.718 xe được bán ra trong tháng 2 xe du lịch chiếm 6.446 xe, giảm 54%; xe thương mại chiếm 4.599 xe, giảm 44% và xe chuyên dụng 673 xe, giảm 21% so với tháng trước. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.243 xe, giảm 46% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 2.475 xe, giảm 57% so với tháng trước.
Tính riêng các thành viên VAMA trong tháng 2 tổng doanh số đạt 11.168 xe tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại giảm tới 49% so với tháng liền trước.
Tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 2/2016 tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xe ô tô du lịch giảm 9%; xe thương mại tăng 50% và xe chuyên dụng tăng 27%. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 24% trong khi xe nhập khẩu giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán hàng của toàn ngành trong 5 tháng gần đây. Nguồn VAMA
Cùng xu hướng giảm chung của toàn thị trường, doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe điều giảm so với tháng 1/2016.Thaco Trường Hải vẫn dần đầu thị trường với tổng doanh số 4.184 xe, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lại giảm tới 53% so với tháng trước. Hai thương hiệu xe du lịch mà hãng phân phối là Kia và Mazda có mức doanh số lần lượt là 1.240 xe, giảm 59% và 1.240 xe giảm 57%.
Tiếp theo là Toyota Việt Nam với doanh số đạt 2.367 xe, giảm 17% so với cùng kỳ và 53% so với tháng 1/2016. Ford Việt Nam ở vị trí thứ 3 với tổng doanh số 1.524 xe. Tuy doanh số bán hàng giảm 41% so với tháng trước nhưng Ford Việt Nam cho biết đây là tháng 2 có doanh số tốt nhất trong lịch sử.
Các hãng xe khác có mức sụt giảm doanh số trong tháng 2 như: Isuzu 86%, Mitsubishi 66%, GM 45%, Honda 40%...
Khác với Thái Lan hay Indonesia đồng ý cung cấp Giấy chứng nhận kiểu loại (VTA) cho ô tô xuất khẩu vào Việt Nam, phía Nhật Bản không chấp nhận.
Thị trường xe hơi tháng 3/2018 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của các hãng xe với 21.127 xe được bán ra (tăng 70% so với cùng kỳ tháng trước). Nhưng đây vẫn là sàn diễn riêng của các dòng xe lắp ráp trong nước.
Trong tháng 3, lượng ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam tăng vọt. Tuy nhiên, VAMA cho rằng các hãng xe vẫn đang gặp khó khăn và xin tiếp tục được đơn giản hóa thủ tục.
Hơn hai tuần nữa nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo dưỡng... ôtô có hiệu lực, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) kiến nghị Chính phủ tạm hoãn nghị định này ít nhất 6 tháng.
Được thành lập vào năm 2000, sau 15 năm hoạt động Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) đã có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.