Bộ Công Thương cho biết, tại buổi làm việc với tổ công tác liên bộ, ngành do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải làm trưởng đoàn, ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô TMT cho biết, doanh nghiệp đã đề xuất nhiều kiến nghị với Chính phủ, nhằm phát triển công nghiệp ô tô.
Theo ông Bùi Văn Hữu, thời gian tới, chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô cần ổn định, rõ ràng và “đi vào cuộc sống”. Từ trước đến nay, công nghiệp ô tô nước ta mới chỉ phát triển theo chiều rộng, phát triển ồ ạt, chưa theo chiều sâu, dẫn đến ngành không phát triển, ì ạch. Công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa có cơ hội phát triển. Nếu Chính phủ quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ sẽ kéo các ngành khác phát triển theo. Vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành cần ưu tiên, tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, đối với các vấn đề đang tồn tại của ngành ô tô, các bộ, ngành cũng đang phối hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp quy định hiện hành về chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành và các quy định quốc tế. Ông Hải cũng cho rằng, về việc phát triển bề sâu, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nên có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, hạn chế nhập khẩu và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Theo đại diện Bộ Công Thương, Chính phủ đã đưa ra những chính sách thuận lợi tạo điều kiện phát triển cho ngành công nghiệp ô tô nói chung. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt là kể từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô xuống còn 0%, những chính sách trước đây không còn phù hợp.
Về phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, trao đổi với báo chí mới đây, ông Chris Humphrey, Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp EU - ASEAN cho rằng, sau nhiều năm mở cửa, chào đón những nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa với ô tô lắp ráp tại Việt Nam chỉ trong khoảng 10% đến 30%. Đây là mức quá thấp để có đủ điều kiện được giảm thuế trong các nước khu vực ASEAN, cũng như hưởng ưu đãi thuế từ hầu hết các hiệp định thương mại tự do khác.
Theo ông Chris Humphrey, không còn nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển, cạnh tranh với các nước trong khu vực, vốn đã đi trước Việt Nam hàng thập niên. Khoảng cách giữa sản lượng ô tô của Việt Nam và các nước khác trong khu vực quá lớn. Trong khi Thái Lan có thể sản xuất 2,3 triệu chiếc/năm, thì Việt Nam năm 2016 chỉ mới đạt 400.000 chiếc. Mức đầu tư, cũng như nỗ lực để cân bằng khoảng cách đó vượt quá tầm tay đối với Việt Nam hiện nay. Vì vậy, đã đến lúc ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam cần chuyển hướng, tập trung vào thế mạnh của thị trường nội địa.
Thị trường ô tô phân khúc hạng A năm 2019 dự báo sẽ rất sôi động khi có sự xuất hiện của VinFast Fadil và Honda Brio cạnh tranh trực tiếp với Toyota Wigo, Kia Morning, Hyundai Grand i10... tạo ra “cuộc chiến” xe giá rẻ.
Mức tăng trưởng của thị trường ôtô Việt Nam trong quý III năm 2018 là 6,8 %, xếp thứ 5 trong số 6 thị trường ôtô lớn nhất Đông Nam Á.
Mở màn năm mới 2018, Volkswagen Việt Nam đã khai trương 4 đại lý ủy quyền chính thức, nâng con số tổng hệ thống đại lý lên 11 đại lý trên toàn quốc.
Hôm qua (8/7/2017), Auto Avenue Tokyo (AAT) đã chính thức khai trương showroom đầu tiên tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động trong công việc hậu mãi tại Nhật Bản, AAT tự tin cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu mua bán, sửa chữa đối với dòng xe đã qua sử dụng.
Trong nỗ lực cắt giảm khí thải độc hại ra môi trường và giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch, chính phủ nhiều nước đã có những chính sách ưu đãi cho xe xanh, trong khi các nhà sản xuất ô tô cũng đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển công nghệ này.