Ở thị trường trong nước, từ đầu năm đến nay nhiều dòng xe hơi nhập khẩu, lắp ráp trong nước đã giảm đến hàng trăm triệu đồng/chiếc, mức giá nhiều dòng xe phổ thông đã được các hãng xe trong nước và xe nhập khẩu mỗi quý, thậm chí mỗi tháng một lần khiến thị trường đang ở giai đoạn xáo động mạnh mẽ.
Xe nước ngoài giảm lượng nhập về Việt Nam (ảnh minh hoạ)
Xe nhập giảm cả nghìn chiếc
Cuối tháng 8 và đầu tháng 9, nhiều đợt giảm giá xe diễn ra liên tiếp, bắt đầu là giá của xe Honda CRV giảm xuống còn 788 triệu đồng đến 730 triệu đồng/chiếc, cho bản thấp nhất. Ngay sau "đòn gió" của nhiều đại lý Honda, nhiều hãng xe khác đã quyết định giảm giá những dòng xe đời cũ hoặc xe đang có doanh số chậm.
Misubishi, hãng xe Nhật nhập khẩu tuyên bố giảm giá mẫu SUV Outlander đời 2016 từ gần 900 triệu đồng/chiếc xuống hơn 750 triệu đồng/chiếc. Các mẫu xe của Toyota Camry cũng được giảm lần lượt từ 120 triệu đồng, 110 triệu đồng và 90 triệu đồng/chiếc tuỳ theo các dung tích và phiên bản.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, từ quý II, tình hình nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc có chiều hướng giảm dần. Lượng nhập khẩu trong 2 tháng gần đây đều thấp hơn so với lượng nhập khẩu bình quân của quý I/2017 là 8.850 chiếc/tháng và quý II/2017 là 8.240 chiếc/tháng.
Tính đến hết tháng 8 vừa qua, lượng ô tô nhập khẩu của cả nước là gần 65.500 chiếc, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2016; trị giá nhập khẩu là 1,39 tỷ USD, giảm 14,1%. Về thị trường, xe nhập từ Thái Lan và Indonesia vẫn dẫn đầu nhóm thị trường xe nhập ở Việt Nam, trong khi đó các xe từ Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Đức... đều giảm mạnh cả về lượng và giá trị.
Cụ thể, 8 tháng, xe Thái và Indonesia chiếm hơn 39.000 chiếc, chiếm 60% lượng xe nhập về Việt Nam, tăng gần 70% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, xe từ Ấn Độ giảm hơn 4.000 chiếc, xe từ Hàn giảm 6.000 chiếc, xe từ Nhật giảm 3.2000 chiếc, xe từ Đức giảm hơn 1.200 chiếc...
Sự lạ: Giữ bão giá xe, ô tô nhập giảm mạnh
Hiện xe nhập khẩu của Thái Lan và Indonesia về Việt Nam (chưa phải chịu thuế) vào khoảng hơn 400 triệu đồng/chiếc, xe Ấn Độ vào khoảng 115 triệu đồng/chiếc, đắt nhất vẫn là dòng xe của Pháp, Đức với giá trung bình 800 triệu đồng.
Việc lượng xe nhập về Việt Nam giảm có thể là thông tin có tác động hai chiều đối với người tiêu dùng và thị trường xe hơi trong nước.
Bởi lẽ, chính các hãng xe ngoại nhập đã châm ngòi cho cuộc chiến giá xe. Nhưng sau đó, thị trường ô tô có thêm cú huých khi lần lượt các đại gia xe trong nước buộc phải "thò chân", "với tay" vào cuộc chiến đại hạ giá xe hơi bằng các chiến dịch quảng cáo giảm giá rầm rộ từ hàng chục, đến hàng trăm triệu đồng, người tiêu dùng đã và đang được hưởng lợi.
Tuy nhiên, gần đây Việt Nam đã có nhiều động thái để giảm bớt lượng xe nhập tăng mạnh vào Việt Nam, đặc biệt xe Thái, Indonesia - những thị trường sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ô tô vào Việt Nam bằng 0% từ năm 2018.
Cụ thể, đó là Bộ Tài chính đề xuất hàng loạt biện pháp tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xe bán tải (pickup) từ 15 - 25% hiện nay lên 30 - 54% và áp đặt phí trước bạ như xe du lịch. Bên cạnh đó, đề xuất gia hạn, kéo dài áp thuế TTĐB hiện hành từ 40% đến hết năm 2022 nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Rõ ràng chính sách hạn chế thị trường bằng bàn tay quản lý Nhà nước, hàng rào thuế phí đã và đang làm nản lòng các DN nhập khẩu, các hãng xe nhập vào Việt Nam, điều này có thể sẽ khiến giá xe ô tô giảm mạnh hơn vào năm 2018 khó có thể xảy ra.
Theo Dân Trí
Volkswagen Tiguan Allspace tiếp tục giảm mạnh gần 400 triệu đồng, nhờ đó mà giá bán thực tế của mẫu SUV 7 chỗ này được xem gần như chạm đáy kể từ khi mở bán tới nay.
Mẫu xe adventure dành cho người mới "nhập môn" phân khối lớn Suzuki V-Strom 250SX chuẩn bị được ra mắt tại thị trường Việt Nam.
Hôm 30/6, Reuters đưa tin cho biết, đối tác lớn của Apple – Foxconn đã quyết định đầu tư 250 triệu USD xây 2 nhà máy ở Quảng Ninh.
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Thời gian gần đây, cục hải quan các tỉnh trên toàn quốc liên tục phát thông báo tìm chủ nhân của những chiếc xe hạng sang. Dù có giá trị từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng, nhưng những chiếc xe này lại hẩm hiu khi không ai nhận.