Tiện ích, - 01/01/2017 06:01 PM
Câu hỏi từ bạn đọc Cafeauto có nội dung:in cho tôi hiểu rõ vấn đề thắc mắc sau: Một số hộ dân có xe ôtô đậu dưới lòng đường và thường đậu lại rất lâu gây cản trở giao thông cho các xe khác. Đôi khi 3, 4 xe đậu cả 2 phía lòng đường. Nếu gặp tình trạng như vậy, tôi có thể liên hệ với ai để thông tin để xử phạt họ? Cảm ơn Luạt sư.

xu-ly-the-nao-voi-xe-can-tro-giao-thong

Câu hỏi từ bạn: Nam Hải- Trà Vinh

Trả lời:

 Tại Khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ có quy định Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

“a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”

Theo đó Tại Điều 19 Luật này cũng quy định khi Dừng xe, đỗ xe trên đường phố Người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

“1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”

Như vậy, việc dừng đỗ xe phải tuân thủ theo các quy định nêu tại Điều 18 và 19 của Luật giao thông đường bộ. Đối với các trường hợp vi phạm các quy định nêu trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước thực trạng ý thức tham gia giao thông của nhiều người chưa tốt, việc lên án, tố giác vi phạm là rất cần thiết để góp phần thay đổi ý thức, luật đã quy định mọi người dân đều có trách nhiệm giám sát, tố giác vi phạm. Mặt khác, tại Điều 31 Luật tố cáo 2011 có quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Do vậy, khi gặp những trường hợp có hành vi vi phạm như trên người dân có thể liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi giao thông đường bộ. Cụ thể như: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ,….

Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

 
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.