Masuyuki Naruse, người phát minh ra chiếc bàn đạp "hai trong một" đưa ra cách giải quyết. Tăng tốc, tài xế xoay ngang bàn chân tác động vào cần ga, còn khi đạp chân xuống sẽ luôn thực hiện chức năng phanh. Bởi theo ông, ngồi trong xe chúng ta thường có xu hướng đạp chân xuống khi hoảng loạn.
Vấn đề tăng ga đột ngột từng khiến Toyota lao đao năm 2008. Ông Naruse 75 tuổi là một trong ít người thiết kế bàn đạp kết hợp chức năng ga-phanh nhằm hạn chế tai nạn vì lỗi tăng tốc không định tước.
Trong khi các nhà quản lý tại Thụy Điển kiểm tra mẫu bàn đạp do Sven Gustafsson phát minh, thì tại đất nước mặt trời mọc có khoảng 130 xe sử dụng bàn đạp do ông Naruse phát minh. Họ hầu hết là những người bạn hoặc người thân của ông. Hiện tại ông Naruse đang nắm giữ bằng sáng chế Naruse Pedal (bàn đạp Naruse) tại Nhật, Mỹ và 6 quốc gia khác.
Yasuto , nhà quản lý một công ty bảo vệ sử dụng chiếc Toyota Harrier cũng đã chuyển sang loại bàn đạp mới sau tình huống đạp nhầm chân ga khiến xe đâm vào một người đi xe đạp. Ông cho biết sau khi sử dụng phát minh mới không bao giờ gặp phải tình huống trên nữa. Bây giờ ông lái xe cũng đỡ căng thẳng hơn.
Toyota, hãng từng cho rằng việc tăng ga ngoài ý muốn là do bàn đạp ga dính hoặc mắc vào thảm lót sàn, đã phải chiêu hồi 8,5 triệu xe trên toàn thế giới để xử lý vấn đề này. Cũng có một vài ám chỉ rằng trong một số trường hợp là do lỗi của người điều khiển.
Một cuộc điều tra nội bộ 2.000 xe của hãng này hồi đầu tháng trước cho thấy nguyên nhân chính của sự cố tăng ga ngoài ý muốn bắt nguồn từ lỗi đạp nhầm chân ga thay vì phanh.
Người phát ngôn của Toyota Ririko Takeuchi cho biết, hãng không có bình luận gì về loại bàn đạp do ông Naruse thiết kế.
“Chúng tôi lắng nghe tiếp thu ý tưởng từ công chúng, bởi chúng tôi tin rằng luôn có một lý do cho sự sáng tạo. Nếu bạn hỏi thiết kế của bàn đạp hiện tại đã phải là tốt nhất chưa? Xin được trả lời rằng là chưa", cô Takeuchi nói.
Sau 2 thập kỷ, kể từ khi phát minh ra kiểu bàn đạp kết hợp, nay ông Naruse mới nhận được bằng sáng chế. Theo thống kê từ Viện phân tích và nghiên cứu tai nạn giao thông, thuộc chính phủ có chủ sở tại Tokyo, năm 2009 tại Nhật có gần 6.700 vụ tai nạn giao thông làm 37 người chết, trên 9.500 người bị thương mà căn nguyên do tài xế tại đạp nhầm chân ga.
Một chuyên gia an toàn xe hơi nhận định, cứ 1.000 tại nạn ở Mỹ thì có 10 vụ có nguyên nhân bắt nguồn từ lỗi bàn đạp. Vụ tai nạn tại Santa Monica, California vào năm 2003, người tài xế tin rằng việc đạp sai chân đã giết chết 10 người khi xe của anh đâm vào một khu chợ.
Vào thập kỷ 80, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề đạp nhầm chân ga. Năm 1989, chuyên gia tâm lý học Richard A. Schmidt, đại học California mô tả quá trình xử lý phân tán của hệ thần kinh có thể khiến chân hoạt động sai so với mong đợi. Dù đó là một lái xe nhiều kinh nghiệm thì họ vẫn có thể bị rối loạn, và việc phanh trở nên khó khăn.
Ông Katsuya Matsunaga, chuyên gia tâm lý và công nghệ tại đại học Kyushu Sangyo (Fukuoka, Nhật Bản) tiến hành thử nghiệm, các lái xe được yêu cầu chuyển chân từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh theo tín hiệu, đôi khi có thêm tiếng ồn gây chú ý. Kết quả cho thấy, chủ thể gặp căng thẳng, đôi khi do dự hoặc cảm thấy khó khăn khi chuyển từ ban đạp này sang bàn đạp khác.
Sự sắp xếp bàn đạp theo tiêu chuẩn hiện tại trải hàng chục năm theo sự phát triển của xe hơi. Những người lái Ford Model T trong những năm 1908 phải rất kéo léo để điều khiển cần tăng tốc trên tay lái cùng 3 bàn đạp: trượt số, lùi và phanh. Các thay đổi lần lượt xuất hiện theo sự ra đời của số sàn, số tự động vì chúng yêu cầu trình điều khiển của chân khác nhau.
Thế kế của ông Naruse là một bàn đạp hợp nhất, hình dạng phù hợp với chân. Ở sườn bên phải là một thanh tăng tốc. Từ nhiều điểm lái xe có thể đạp xuống đều tác động tới phanh, thanh tăng tốc được giải phóng tự động.
Sau đợt triệu hồi gần đây của Toyota, Tổng thống Obama đặt yêu cầu, cần phải có quy định buộc nhà sản xuất ôtô trang bị cho xe mới “những bàn đạp thông minh” có khả năng khử tăng tốc khi đạp phanh. Nhưng bàn đạp thông minh cũng không giúp lái xe tránh được lỗi đạp nhần chân ga.
"Nói một cách đơn giản, việc sắp đặt chân điều khiển truyền thống, yêu cầu tài xế phải tập trung là điều nguy hiểm. Bàn đạp Naruse được tính toán để làm việc theo cơ chế phù hợp với phản xạ của con người. Nó đảm bảo rằng khi chúng ta mắc lỗi, xe sẽ dừng lại", ông Matsunaga nói.
Thay bàn đạp tiêu chuẩn bằng loại của ông Naruse không đòi hỏi sự thay đổi lớn đối với hệ thống phanh và tăng tốc. Theo nhà phát minh, việc thay đổi đơn lẻ có mức chi phí khoảng 1.156 USD. Thách thức lớn nhất là khi sản xuất hàng loạt, sẽ không có chi phí hay công nghệ, nhưng cần thay đổi thói quen của hàng triệu lái xe.
“Để được chấp nhận trên diện rộng, kiểu bàn đạp mới phải giúp lái xe thích nghi nhanh và không mắc lỗi", Koya Kishida, chuyên gia trong linh vực lao động và tâm lý giao thông tại Đại học Chukyo (Nhật Bản) nói.
Ông Naruse hiện là chủ sở hữu một công ty nhỏ tại miền tây nam Nhật Bản. Cuối thập kỷ 80, ông đã có 2 phát minh quan trọng, một là chiếc máy thu rong biển đã được thương mại hóa, thứ 2 là bàn đạp Naruse.
Năm 1991, ông Naruse hoàn thành mẫu đầu tiên. Ông nhờ các kỹ sư của Toyota kiểm tra một mẫu vào năm 2000, nhưng đã không được chấp nhận. Nhà sản xuất này cũng không đưa ra bình luận, nhưng nói rằng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển đang trong giai đoạn bí mật.
Ông Naruse nói rằng hồi tháng 5 ông có mời Tổng Giám đốc Toyota Akio Toyoda lái thử chiếc Lexus có sử dụng mẫu bàn đạp mới nhất nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Sự việc xảy ra tại Áo khi chủ nhân một chiếc Lamborghini Huracan đang cố lùi xe vào bãi đỗ nhưng anh này lại nhầm chân ga và chân phanh khiến chiếc xe bay xa và lao xuống hồ nước.
Mới đây vừa xuất hiện clip một chiếc xe đang từ từ rẽ phải sang đường thì xuất hiện một chiếc ô tô khác từ ngược chiều lao tới.
Sự cố nổ lốp xe không phải hiếm gặp nhưng phần lớn người lái thường có phản ứng đạp chân phanh ngay lập tức, đây là một cách xử lý hoàn toàn sai và có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn sau đó.
Phanh tay và phanh chân trên xe ô tô có công dụng và cơ chế vận hành rất lý thú mà không phải tài xế nào cũng nắm rõ.
Đứa con ông hàng xóm đi học xa về, loay hoay mấy ngày lại đi. Dắt xe ra chạy một đoạn thì điện về cầu cứu. Nguyên nhân là chân số cứng ngắt, đạp không được.