Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, doanh số bán hàng của ngành trong tháng 2/2015 đạt 12.329 xe giảm 38% so với tháng 1/2015. Sự sụt giảm này là dễ hiểu khi đây là tháng có kỳ nghỉ dài của Tết Nguyên Đán.
Xu hướng giảm duy trì ở tất cả các phân khúc xe khi doanh số xe du lịch đạt 8.899 xe giảm 35% và xe thương mại giảm 46% với 3.430 xe. Trong khi xe lắp ráp giảm 41% khi chỉ đạt 7.914 xe, xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 4.415 xe, giảm 32% so với tháng trước.
Trong tháng 2, Trường Hải tiếp tục duy trì vị trí dẫn dầu thị trường với tổng doanh số đạt 2.965 xe, chiếm 30,9 % thị phần, tăng trưởng 64 % so với cùng kỳ và giảm 48% so với tháng trước đó. Hai thương hiệu xe du lịch mà Trường Hải phân phối là Kia và Mazda đều có mức doanh số cao trong tháng 2 lần lượt là 1,017 xe và 905 xe.
Toyota ở vị trí thứ 2 với 2.868 xe được bán ra, tăng 83% tương đương 1.298 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này hãng xe Nhật Bản nắm giữ 29.9% thị phần của toàn ngành. Dòng xe Vios tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong mức tăng trưởng của Toyota khi bán được 966 xe. Tiếp theo là các dòng xe Corolla Altis với 416 xe, Fortuner 516 xe được bán ra.
Ở vị trí thứ 3 là Ford Việt Nam doanh số bán lẻ tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với 925 xe bán ra. Ford cho biết đây là mức doanh số tháng Hai bán hàng tốt nhất của hãng. Các dòng xe EcoSport, Ranger, Transit tiếp tục đóng góp vài trò quan trọng trong sự tăng trưởng của Ford tại thị trường Việt Nam. Honda và GM là những hãng xe tiếp theo có kết quả bán hàng tốt trong tháng 2 với doanh số lần lượt là 505 xe và 419 xe.
Trong tháng 3, lượng ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam tăng vọt. Tuy nhiên, VAMA cho rằng các hãng xe vẫn đang gặp khó khăn và xin tiếp tục được đơn giản hóa thủ tục.
Hơn hai tuần nữa nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo dưỡng... ôtô có hiệu lực, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) kiến nghị Chính phủ tạm hoãn nghị định này ít nhất 6 tháng.