Thị Trường, - 28/09/2013 02:53 PM
Đề xuất những phương án xử lý xe biển ngoại giao

Trong khoảng một năm trở lại đây, lượng giấy phép nhập khẩu ôtô dạng tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương tăng đột biến. Nguồn: vietnamnet.vn

Theo số liệu thống kê, số lượng xe ô tô biển ngoại theo dạng Việt kiều đưa về nước thời gian gần đây tăng đột biến, và chủ yếu tập trung vào những dòng xe có giá trị cao. 

Cụ thể: năm 2011 chỉ 164 xe ôtô nhập khẩu theo con đường này nhưng năm 2012 lên gần 1.200 chiếc. Trong đó, tập trung vào các loại sản xuất mới (năm 2011, 2012) và có giá trị cao như Porsche, Bentley, BMW, Mercedes, Lexus... 

Điều đáng nói, trong những chiếc xe hồi hương theo Việt kiều thì số lượng người về định cư hạn chế, chủ yếu là xin tạm trú một thời gian ngắn để đưa xe về. Liệu đây có phải là sự biến tướng của hình thức trốn thuế kinh doanh xe ô tô cao cấp của các đối tượng này.

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe nhập khẩu của Việt kiều hồi hương tăng mạnh trong khoảng thời gian gần đây: 

Thứ nhất, giá nhập khẩu ô tô về Việt Nam tuy có giảm những vẫn ở mức cao hơn các nước, đối với những dòng xe chất lượng cao, nếu cộng thuế, chi phí vận chuyển thì người tiêu dùng rất khó để sở hữu những xế hộp mới, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng xe đã qua sử dụng một thời gian ngắn được nhiều người dùng lựa chọn. 

Thứ hai, vấn đề chênh lệch trong giá bán xe mới của Việt Nam so với các nước dẫn tới nhiều hình thức buôn lậu mới nảy sinh, chẳng hạn một chiếc xe Toyota Venza có giá bán ở Mỹ 27.000 USD thì ở Việt Nam có giá 1.792.000.000 đồng đắt hơn 3 lần trong khi đó thu nhập bình quân đầu người dân Việt Nam lại thấp hơn người dân Mỹ vài chục lần. Chính vì điều này nên người tiêu dùng phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí cho riêng mình.

Sau khi trao đổi với các bộ, ngành liên quan để thống nhất về vấn đề quản lý nhập khẩu xe ôtô, xe máy theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt định cư ở nước ngoài hồi hương, Bộ Tài chính đã có công văn đề xuất với Thủ tướng phương án xử lý vi phạm (phạt tiền) và buộc tái xuất đối với từng trường hợp để ngăn chặn tình trạng xe biển ngoại về nước ồ ạt, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý, cơ quan thuế.

Đối với các trường hợp buộc tái xuất do hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan, thực hiện tái xuất trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định buộc tái xuất (căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ). Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện tái xuất hoặc không thực hiện tái xuất sẽ xử lý tịch thu theo quy định. Trường hợp không tái xuất được thì số xe trên sẽ bị xử lý tịch thu. Trường hợp các chủ xe trốn tránh, xe tồn tại cảng biến thành xe vô chủ sẽ xử lý theo Luật Hải quan.

Đối với số xe đang tồn đọng tại cảng, Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo Tổng cục Hải quan thực hiện xác minh, kiểm tra từng trường hợp, nếu có căn cứ xác định hành vi buôn lậu thì sẽ thực hiện xử lý đối với hàng buôn lậu theo quy định tại khoản 3, Điều 45 Luật Hải quan.

Đối với trường hợp xe ô tô, mô tô vô chủ, theo quy định của Luật Hải quan thì hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày, kể từ ngày hàng tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục nhập khẩu và phải nộp tiền phạt, nếu không có người đến nhận thì được coi là hành vi từ bỏ và xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Hải quan, tức là được bán, tiền bán hàng nộp vào NSNN sau khi trừ đi các chi phí phát sinh.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.