Bộ Công Thương vừa có báo cáo về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô với nhiều đề xuất giải pháp phát triển ngành này.
Cơ quan này nhận định, đến năm 2020 quy mô thị trường, sức tiêu thụ và khả năng sản xuất của ngành ôtô trong nước sẽ vượt qua Philippines - nước hiện có ngành sản xuất ôtô lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ Công Thương đề xuất ba nhóm giải pháp để phát triển ngành công nghiệp này. Thứ nhất, tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước, trong đó khuyến khích sử dụng xe sản xuất trong nước và có biện pháp bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại. Vì thế, cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ thể nhập khẩu xe với người tiêu dùng, tương tự với xe sản xuất trong nước.
Thứ hai, hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với một số sản phẩm chủ lực, có dung lượng thị trường tốt, cạnh tranh được với các sản phẩm của các nước trong khu vực.
Áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với xe có tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao và không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với phần giá trị tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng). Song song đó, điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp với các dự án sản xuất, lắp ráp ôtô có quy mô lớn, không phân biệt địa bàn đầu tư.
Bộ Công Thương đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện, phụ tùng ôtô sản xuất trong nước.
Thứ ba, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các tập đoàn đa quốc gia vào các dự án quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn và dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN.
Để có cơ sở cho áp dụng các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra trong nước, Bộ Công Thương cho biết sẽ ban hành quy định xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng sản xuất trong nước với ôtô phù hợp cam kết quốc tế, quyền lợi doanh nghiệp.
Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với linh kiện, phụ tùng ôtô; điều chỉnh các chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt tại Luật 106/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cụ thể, thay đổi giá tính thuế với xe sản xuất, lắp ráp trong nước áp dụng đến 31/12/2022 và không tính thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện, phụ tùng nội địa hoá nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước…
Cùng với đó, tăng thuế với xe có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3; bổ sung các chính sách về thuế với xe có kích thước lớn chưa phù hợp với điều kiện hạ tầng giao thông… Trường hợp một loại xe được tính theo 2 mức thuế khác nhau, thì áp dụng mức thuế cao hơn...
Bộ Giao thông Vận tải được đề nghị rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục đăng kiểm với các loại xe sản xuất lắp, ráp trong nước; đưa ra các tiêu chuẩn kiểm tra chặt chẽ hơn với xe đã qua sử dụng nhập vào Việt Nam, tránh gian lận thương mại và đảm bảo chất lượng xe tới tay người tiêu dùng.
Theo Vnexpress
Nếu đề xuất miễn thuế TTĐB với linh kiện sản xuất trong nước của Bộ Tài chính được áp dụng, không chỉ giúp thúc đẩy sản xuất mà còn giúp giá xe giảm.
Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo thay đổi một số điều khoản của Luật thuế TTĐB - đã trình Chính phủ phương án miễn thuế cho phần linh kiện sản xuất trong nước của các mẫu xe sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Tại cuộc họp báo chiều 15/8, Bộ Tài chính đã đề cập việc sửa đổi một số quy định trong Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô.
Bộ Công Thương đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt linh kiện ô tô sản xuất trong nước. Người dân sắp được mua ô tô nội địa giá rẻ.
Trong tháng 7 vừa qua, doanh số của các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) vẫn có sự tăng trưởng nhất định, bất chấp những biến động về các chính sách quản lí liên quan đến giá thành sản phẩm.