Miễn thuế theo tỷ lệ nội địa hoá
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay đang quy định giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Quy định này không khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Trước đó, Bộ Công Thương cũng đã đề xuất thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo tỷ lệ nội địa hoá (tức là các linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt). Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hoá với xe 9 chỗ ngồi được đặt mục tiêu là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010, song đến nay mới đạt tỷ lệ bình quân 7-10%.
Do đó, Bộ Tài chính thống nhất trình Chính phủ hai phương án đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ôtô.
Phương án 1, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Phương án 2, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giữ nguyên như hiện hành, tức là không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính đề xuất chọn phương án 1, tức là miễn thuế tiêu thụ đặc biệt hoàn toàn cho phần linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Tăng thuế xe bán tải
Với dòng xe bán tải, theo quy định hiện hành, mức thuế của dòng xe này từ 15-25% tuỳ vào dung tích động cơ. Mức thuế được xem là thấp này khiến dòng xe bán tải nhập về Việt Nam tăng vọt những năm gần đây.
Liên quan đến xe bán tải, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tính lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu với dòng xe bán tải có khối lượng chở 1,5 tấn và 5 chỗ ngồi trở xuống.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, các nước trong khu vực thường áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô vừa chở người vừa chở hàng ở mưc thấp hơn so với ôtô chở người dưới 9 chỗ.
Để đảm bảo đúng mục đích sử dụng xe, đại diện Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt với xe vừa chở người vừa chở hàng bằng 60% mức thuế của xe con cùng dung tích xi lanh.
Theo đại diện Bộ Tài chính, loại xe này chủ yếu có dung tích xi lanh khoảng 2.000-3.000 cm3, nên nếu thuế suất của xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 55% thì mức thuế với xe bán tải là 33%
Theo VnEconomy
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 20/11 năm nay.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính nghiên cứu để đề xuất xuất tiếp tục giảm thuế suất cho ô tô điện và hybrid.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống sẽ chịu thuế suất là 15% và loại có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 có thuế suất là 20%.
Theo Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.