Với 24.153 xe bán ra, thị trường tăng trưởng 10% so với tháng 6, nhưng tăng tới 37% so với cùng kì năm ngoái.
Ở phân khúc xe du lịch, do hầu hết các mẫu xe bình dân thường dùng động cơ nhỏ (dưới 2.500cc) nên không bị ảnh hưởng nhiều về giá bán. Ngược lại, các thương hiệu xe sang, với động cơ dung tích lớn (trên 3.000cc) sẽ bị tăng giá xe do biểu thuế Tiêu thụ Đặc biệt (TTĐB) cũng như cách tính thay đổi, nên không tránh khỏi doanh số bị tụt giảm. Trong số các thành viên VAMA, bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Lexus, chỉ có 24 chiếc được bán ra trong tháng 7 (tháng 6 bán ra 242 xe).
Đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các thành viên VAMA, Toyota có doanh số đạt 5.170 xe, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, với thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung tại miền Bắc và miền Nam, lần lượt là 2.427 xe (chiếm 47%), 2.050 xe (chiếm 40%).
Tuy nhiên, tháng 7/2016 ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của Thaco - Trường Hải khi tập đoàn này đã vượt qua mốc 1 vạn xe/tháng, với các thương hiệu trong quyền quản lí như Mazda, KIA, Peugeot và các dòng xe thương mại khác.
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 20/11 năm nay.
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính nghiên cứu để đề xuất xuất tiếp tục giảm thuế suất cho ô tô điện và hybrid.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam - VAMA đã kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ với dòng xe HEV, PHEV.
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống sẽ chịu thuế suất là 15% và loại có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 có thuế suất là 20%.
Theo Cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng tiếp tục gia hạn ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.