Sự Kiện, - 29/07/2022 08:10 AM
Bức xúc ở chỗ, các công ty cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng đó đều thu phí khá cao, chất thêm ghánh nặng lên đôi vai người lái xe.

 

Nhiều tài xế dù muốn dù không vẫn đang phải loay hoay tìm hiểu cách thức nạp tiền của 2 nhà cung cấp là Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (VETC) hoặc Công ty CP Giao thông số Việt Nam (VDTC - ePass).

Tìm hiểu kỹ mới thấy đau cho túi tiền vốn đã hanh hao là ở chỗ, các công ty cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng đó đều thu phí khá cao hầu hết phương thức thanh toán.

Thời 4.0 nhưng đối với tài xế thật bất tiện khi tài khoản VETC hay VDTC - ePass không cho phép liên kết trực tiếp với nhiều tài khoản của các ngân hàng. VETC và VDTC - ePass đều yêu cầu người dùng nạp sẵn tiền vào tài khoản thay vì thanh toán trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng. Tài xế không còn tiền, hệ thống sẽ từ chối mở barie.

VETC và VDTC - ePass cho phép nạp tiền trực tuyến và trực tiếp song dù cách nào, khách hàng đều phải tốn thêm khoản chi phí cho công ty dịch vụ đứng giữa này.

Điều này không có khi nộp phí trực tiếp qua trạm trước nay. Nạp cho trạm thu phí nhiều khi đã bực vì đặt trạm chưa hẳn hợp lý, nay lại thêm khoản phụ phí khiến anh em tài xế thêm khổ sở, bực bội.

 

 

Đối với VDTC - ePass, ứng dụng đưa ra biểu phí 880 đồng + 0,66% giá trị giao dịch (đã bao gồm VAT) nếu người dùng liên kết với thẻ ATM nội địa. Nếu nạp tiền qua 2 ví điện điện tử là VNPay và Momo, người dùng phải trả thêm lần lượt 1.300 đồng + 0,8% giá trị giao dịch và 1.500 đồng + 0,85% giá trị giao dịch (chưa bao gồm VAT) mỗi lần nạp tiền.

Với các tài xế chạy xe container trung bình phải trả phí đường cao tốc cả triệu đồng tiền phụ phí này mỗi tháng.

Trong năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu 80-90% phương tiện có dán thẻ ETC. Bên cạnh các tuyến cao tốc, hình thức ETC sẽ vẫn được triển khai song song MTC trên các tuyến quốc lộ. Chính phủ chủ trương duy trì một làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy.

 

 

Đánh thẳng vào túi tiền tài xế 

Vì nhiều lý do và trở ngại đánh thẳng vào túi tiền tài xế như vậy nên ngay từ đầu giờ sáng 26/7 đã xảy ra ách tắc trên tuyến huyết mạch TP HCM - Long Thành - Dầu Giây trong ngày đầu vận hành hệ thống thu phí không dừng (ETC) do nhiều xe chưa dán thẻ.

Sáng 26/7, hệ thống ETC được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư) cùng nhà thầu đưa vào vận hành tại ba trạm thu phí Long Phước, quốc lộ 51 và Dầu Giây, với 11 làn vào và 14 làn ra.

Hệ thống này chạy song song thu phí thủ công, trước khi triển khai không dừng toàn tuyến từ ngày 1/8 theo chỉ đạo của Chính phủ. Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là tuyến đường quan trọng kết nối TP HCM với Đông Nam Bộ.

Ùn tắc cục bộ xảy ra đoạn qua trạm thu phí Long Phước lúc sáng sớm. Dòng ôtô nối đuôi nhau kéo dài hơn một km, di chuyển chậm. Nhiều xe chưa dán thẻ, hoặc tài khoản không đủ tiền, khi qua trạm nhân viên phải thu tiền thủ công và hướng dẫn đến vị trí dán thẻ miễn phí.

 

 

“Xe tôi dán epass rồi mà khi qua trạm thu phí thì hệ thống không chịu thu tự động, tôi phải kêu nhân viên ra xử lý cho tôi qua trạm”, một tài xế cho hay.

Khi triển khai toàn thu phí không dừng trên cao tốc, trường hợp chưa dán thẻ hoặc số dư tài khoản không đủ, đơn vị tạm thời cho chạy qua một lần. Tuy nhiên hệ thống sẽ lưu lại biển số và lần sau nếu vẫn chưa đủ điều kiện sẽ thông báo cho lực lượng CSGT xử lý.

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, đi qua TP HCM và Đồng Nai, khai thác giai đoạn một năm 2015, tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng. Những năm gần đây, tuyến thường quá tải các dịp lễ Tết do lượng xe tăng cao, hiện bình quân khoảng 45.000-50.000 ôtô qua cao tốc mỗi ngày.

 

 

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.