Trong tờ trình, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sau khi rà soát các thủ tục, các đơn vị sở ngành TP đề xuất thời điểm bắt đầu thu phí dự kiến từ 0h ngày 1-11-2020.
Việc thu phí trở lại nhằm hoàn vốn cho dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn do Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) làm chủ đầu tư.
Về mức thu đề xuất, ôtô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn 30.000 đồng/lượt; ôtô 12 - 30 chỗ và xe tải 2 - 4 tấn 45.000 đồng/lượt; ôtô từ 31 chỗ trở lên, xe tải 4 - 10 tấn 60.000 đồng; xe tải 10 - 18 tấn, xe container loại 20 feet 120.000 đồng/lượt; xe tải trên 18 tấn, xe container loại 40 feet 170.000 đồng.
Xe mua vé tháng và quý được giảm 10% giá vé.
Mức giá nêu trên là giá tối đa để chủ đầu tư dự án thực hiện thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Khung giá được tính toán cho giai đoạn 2020-2024, sau khi khảo sát lưu lượng xe qua trạm. Cứ 5 năm sẽ điều chỉnh giá một lần cho phù hợp, tổng thời gian thu phí dự án 17 năm 9 tháng.
Trạm BOT sẽ miễn, giảm cho 11 nhóm xe, gồm xe máy và các loại xe chuyên dùng như cứu thương, cứu hỏa, xe cảnh sát...
Đồng thời, Sở Giao thông vận tải TP đề xuất giảm 100% cho xe buýt TP.HCM tuyến cố định chạy qua trạm; 50% cho ôtô dưới 12 chỗ không kinh doanh, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng (trước ngày trạm thu phí hoạt động) ở mặt tiền hai đường song hành xa lộ Hà Nội (quận 2, 9 và Thủ Đức).
Trước đó, sau cuộc họp về phương án thu phí hoàn vốn cho dự án tháng 7-2020, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan kết luận việc chậm triển khai công tác thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 sẽ tăng chi phí lãi vay phát sinh dự án, ảnh hưởng ngân sách TP.
Do đó, lãnh đạo UBND TP giao Sở Giao thông vận tải TP phối hợp Sở Tài chính và chủ đầu tư nghiên cứu, khảo sát thực tế về chính sách thu phí đối với các đối tượng, đặc biệt tại khu vực thu phí, vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư dự án, phương án tổ chức thu phí tự động... Từ đó, đề xuất giá dịch vụ đường bộ theo đúng quy định pháp luật và phù hợp hợp đồng BOT đã ký với nhà đầu tư; tham mưu UBDN TP.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí tại trạm BOT thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1K (địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP.HCM) từ ngày 31-10.
Theo chỉ đạo của chính phủ ban hành ngày 17/6, các dự án BOT đường bộ chưa lắp đặt hệ thống thu phí tự động sẽ phải dừng hoạt động từ cuối năm nay.
Người dân cho rằng trạm thu phí BOT được xây dựng hoàn toàn dựa trên lợi ích kinh tế của chủ đầu tư, nhiều sai lầm mà hệ lụy của nó vẫn chưa thể giải quyết. Vậy trạm thu phí BOT đã và đang gặp những vấn đề gì. Cùng CafeAuto điểm qua.
Những mẫu xe mới của Vinfast lộ diện ở bước thử nghiệm cuối cùng trước khi ra mắt chính thức ở Việt Nam, thông tin Vộ GTVT đề xuất đổi tên trạm thu phí BOT thành trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ lại gây tranh cãi là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
“Nghe như sét đánh ngang tai, lâu nay vẫn thu tiền chứ có thu gì khác đâu. Tại sao phải thay cái tên gọi làm gì nhỉ?” Anh Văn Năm ở Gò Vấp chia sẻ.