Hùng Nguyễn là một chủ cửa hàng kinh doanh điện thoại và sim số tại khu thương mại thuộc Chandler, Arizona. Cùng với vợ mình từ Việt Nam sang định cư, anh đã nhanh chóng gây dựng được một cơ nghiệp khi mà kinh doanh điện thoại và sim số ở thời điểm “hot”.
Một ngày, để tự thưởng cho mình về thành quả lao động vất vả, Hùng quyết định lựa cho mình một chiếc xe. Anh tới showroom của BMW, chỉ chiếc xe X5 4.8 lít, và nói một câu khiến nhân viên bán xe người Mỹ sững sờ: thanh toán tiền ngay 100%.
“Hồi đó kiếm tiền tốt bởi ngành kinh doanh sim số đang đắt hàng, mà mình cũng chả thèm tham khảo bạn bè, lại quen kiểu mua bán ở Việt Nam, nên gây cho đại lý một cú… sốc. Tay môi giới xe người Mỹ nhìn mình như một kẻ rất điên, bởi hầu như trong cuộc đời bán xe của hắn chả mấy khi gặp người nào xuống tất tiền cho chiếc xe”, Hùng hài hước kể lại.
Cho tới năm ngoái, khi chiếc X5 bị tai nạn, Hùng quyết định đổi sang chiếc Highlander của Toyota. Dùng xe này được gần 1 năm, sau khi chở vợ con đi Grand Canyon một chuyến, Hùng thấy nhớ chiếc X5 mạnh mẽ ngày xưa. Sẵn việc kinh doanh mỹ phẩm của vợ phát triển tốt, tháng vừa rồi, anh thay xe một lần nữa: một chiếc Ranger Rover cáu cạnh.
“Hai lần mua xe sau thì mình ‘khôn’ hơn, và cũng ngấm chất Mỹ hơn. Tất nhiên là mình đã mua xe… kiểu Mỹ”, Hùng kể.
Mua xe “kiểu Mỹ”, theo lời Hùng, là sử dụng rất ít tiền mặt, hoặc tiền trả góp lần đầu. Giá trị chiếc xe được chia nhỏ, và trả góp hàng tháng bằng cách nhà băng trừ tiền vào tài khoản, rất đơn giản.
Ví dụ cho trường hợp này, Thuận Trần, chủ một tiệm nail ở gần nhà Hùng kể tôi nghe về trường hợp của cậu. “Chiếc Camaro này giá 25.000 USD. Nhưng em không trả trước một đồng nào”, Thuận nói. Thuận giải thích rằng, giờ cậu chỉ phải trả góp xe hàng tháng, còn khoản tiền đầu tiên không phải trả cho hãng. Lý do ư? “Vì thẻ tín dụng của em có chỉ số tốt, có lịch sử trả nợ hoàn hảo. Đó gần như là một bảo chứng để em ‘rinh’ chiếc Camaro này về”, Thuận nói. Mỗi tháng, cậu chàng bị trừ trong tài khoản số tiền hơn 300 USD, cho khoản mua xe này.
Đại đa số dân chúng Mỹ đang sống gắn chặt cuộc đời mình với số an sinh xã hội và thẻ tín dụng. Nếu chỉ số thẻ tín dụng càng “đẹp”, nghĩa là bạn không có nợ quá hạn, thực hiện việc đóng thuế, thanh toán bảo hiểm đều đặn… vân vân, bạn sẽ là “thượng đế” đúng nghĩa của các hãng xe, khi bạn có ý định mua xe.
Khi so sánh việc mua xe ở Việt Nam với Mỹ, đương nhiên là có sự khác biệt cực lớn. Ở Việt Nam dứt khoát bạn phải thanh toán ít nhất 1/3 giá trị chiếc xe, bất kể bạn giàu có tới đâu, chứng minh khả năng trả nợ tốt tới nhường nào. Tất nhiên, kể cả với việc bạn thanh toán được 1/3 giá trị xe, để hoàn thiện thủ tục vay (dù vẫn được các đại lý quảng cáo là gọn nhẹ) thì bạn sẽ phải vô cùng vất vả để chứng minh với ngân hàng về khả năng trả nợ.
Còn tại Mỹ, khi mới sang, tôi khá bỡ ngỡ với sự “thoáng” của thị trường xe hơi này, bởi mình “trót” quen với sự “chèn ép” mà các hãng xe ở Việt Nam gây ra với khách hàng. Chính vì thế, lần đầu bắt gặp anh thợ làm vườn người Mexico “nghễu nghện” trên chiếc Corolla, tôi đã khá… choáng. Ở Việt Nam mình, cầy muốn toát mồ hôi, cộng với sự may mắn rất lớn, đi xe Corolla cũng được coi là… sang. Nhưng công nhân, thợ làm nail, thợ vườn… tại Mỹ cưỡi Camry, Tacoma… thì là hình ảnh đương nhiên.
Sau này tìm hiểu kỹ, hóa ra xe hơi tại Mỹ vừa rẻ, và đặc biệt là thủ tục mua xe quá dễ dàng mới giúp tôi quen dần.
Hồi mới sang đây, tôi bắt đầu với chiếc xe cũ: Ford đời 2000, với giá là 5.000 USD. Chạy được vài năm, tôi bán lại với giá 2.500 USD và “lên đời” xe mới. Với khoản trả góp ban đầu 3.000 USD, cộng với tiền trả góp hàng tháng 300 USD, tôi đã vi vu trên chiếc Camry.
Bạn bè ở Việt Nam lâu lâu chat qua facebook hỏi thăm, cứ được vài câu chuyện là lại xoay sang xe cộ. Nhiều khi tôi không dám kể, chỉ sợ bạn thèm mà… tủi thân. Bởi lẽ, ở Việt Nam, bạn tôi phải trả cho chiếc Camry (hầu hết là mua xe trả tiền 1 lần) với cái giá lên tới hơn 70.000 USD – một con số sẽ làm những người bạn Mỹ của tôi bị sốc. Nghĩa là, nếu chỉ có một công việc tại một tiệm nail như tôi, sống ở Việt Nam, tôi chỉ có nước đi xe máy hoặc xe… đạp điện. Còn bạn tôi, nếu sống ở Mỹ mà trả tiền một lần cho đại lý xe, hẳn các nhân viên môi giới sẽ sốc như đã gặp với trường hợp của Hùng Nguyễn. Qua những điều mà những người Mỹ như tôi được hưởng từ thị trường xe hơi, tôi hoàn toàn chia sẻ với những bức xúc mà những người bạn mình đang phải gánh chịu ở Việt Nam.
Kể hầu anh chị câu chuyện mua xe mới ở kỳ này, kỳ sau tôi sẽ viết về thủ tục đăng ký, bảo hiểm xe khá đặc biệt ở Mỹ.
Wuling Hongguang Mini EV, VinFast VF5 Plus, Toyota Wigo 2023 và Toyota Vios 2023 sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Hứa hẹn sẽ gây sốt trong phân khúc xe ô tô giá rẻ trong năm 2023.
Có thể trong thời gian tới, thị trường ô tô sẽ có thêm những cái tên mới bổ sung vào phân khúc phổ thông giá rẻ hiện đang khan hiếm sản phẩm, trong đó có xe đã được nhận cọc từ trước.
TMT Motors đã ký kết hợp tác với liên doanh GM-(SAIC-Wuling) để lắp ráp mẫu ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Theo các báo cáo thì tháng 12 cuối năm 2022, lượng xe ô tô nhập khẩu tiếp tục khởi sắc khi có khoảng 25.000 xe cập bến Việt Nam.
Tesla đã hợp tác với một số nhà cung cấp để sản xuất ra loại pin cần thiết cho những chiếc xe hơi như Tesla Model Y. Gần đây, các chuyên gia đã rất ấn tượng với pin 4680 mới của Panasonic và Tesla, làm cho pin có giá cả phải chăng hơn trong khi vẫn mang lại hiệu suất tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc còn đi xa hơn.