Thay vì phải trả một số tiền lớn và phó mặc cho kỹ thuật viên của hãng hay thợ sửa xe. Bạn hãy làm theo những bước kiểm tra sau đây để chắc chắn xế cưng của mình được chăm sóc tốt và hoạt động mượt mà trở lại.
Hệ thống điện
Điều cơ bản nhất của hệ thống điện là ắc quy, sau thời gian hoạt động dài, tuổi thọ và khả năng tích trữ điện của bình sẽ giảm dần theo năm tháng. Hãy luôn chắc chắn bình ắc quy của bạn còn tốt để cung cấp nguồn điện ổn định cho xe.
Trước tiên bạn kiểm tra hệ thống đề, đèn, xi nhan, còi xem còn sử dụng tốt không. Nếu chập chờn hay yếu hơn bình thường thì tháo rời Ắc quy để châm nước đối với bình ướt hoặc sạc với bình khô (loại không sử dụng chất lỏng). Nếu sau khi sạc bình vẫn yếu nghĩa là ắc quy của bạn đã đến tuổi, nên thay mới để tránh “mất điện giữa đường”.
Sau khi đã chắc chắn bình điện sử dụng tốt, bạn nên dành thời gian xem lại các dây dẫn trong xe. Đừng ngại tháo rời phần vỏ xe để xem lại các jack cắm hoặc các mối nối xem còn chắc chắn hay không. Lần theo dây dẫn để chắc chắc dây vẫn còn liền mạch không bong tróc do mài mòn hay côn trùng cắn. Nếu có tổn hại hãy gia cố hoặc thay mới.
Hệ thống đánh lửa
Xe đề mãi không nổ, thứ đầu tiên mà người đi xe máy nghĩ tới là chiếc bugi bởi đó là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến xe không thể nổ máy.
Dụng cụ cần dùng tới là tuốc-nơ-vít và một chiếc tròng 17 có sẵn trong bộ phụ kiện đi theo xe. Tuốc-nơ-vít để tháo yếm xe, tròng 17 tháo bugi. Các thao tác khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Nếu đầu bugi có muội than chứng tỏ động cơ thừa xăng, nếu có bám dầu có thể do hở séc-măng. Để đảm bảo xe hoạt động tốt, nên thay bugi mới theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.Lý do khiến bugi không hoạt động có thể do lỏng các khớp nối, bị nước vào hay muội bám. Trong trường hợp đầu tiên, đơn giản chỉ cần lắp chặt các khớp nối và đề thử. Nếu xe vẫn không hoạt động, có thể bugi đã bị hỏng và cần thay mới.
Nếu bugi vẫn còn mới, hãy thử khả năng đánh lửa của bugi bằng cách cắm bugi vào chuôi, để phần đầu gần vật thể kim loại (có thể là ống xả hặc chân chống…) gạt cần đạp để xem tia lửa từ đầu bugi, nếu tia lửa mạnh và đều, chỉ cần lau sạch lớp muội bám để bugi hoạt động tốt hơn.
Vệ sinh lọc gió
Với điều kiện bụi bẩn và thời tiết ở Việt Nam, lọc gió rất dễ bị bám bẩn, dẫn tới lượng không khí qua lọc gió để cấp cho chế hòa khí bị hạn chế. Nếu xe bị giật cục, hay hụt hơi ở cuối ga. Nên kiểm tra lọc gió trước tiên để chắc chắn nguồn cấp khí thông thoáng. Nên vệ sinh lọc gió sau 2000km đến 3000km và thay mới khi lọc gió bị mục, không thể vệ sinh.
Trên thị trường có 2 loại lọc gió chính, lọc gió màng giấy khô cho phép vệ sinh nhiều lần, nhưng tuổi thọ không kéo dài quá 12.000 km. Loại màng giấy tẩm dầu bám bụi tốt nhưng cấm chỉ định vệ sinh, chu kỳ thay từ 8.000 - 16.000 km tùy loại xe và điều kiện sử dụng.
Vệ sinh chế hòa khí
Chế hòa khí hay còn gọi là bình xăng con có chức năng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận hành của động cơ. Đó là hòa trộn không khí và xăng để đưa vào buồng đốt theo đúng tỷ lệ của động cơ. Với điều kiện thời tiết và nhiều bụi bẩn như Việt Nam, chế hòa khí nên được vệ sinh, canh chỉnh định kỳ để giữ độ hòa trộn tối ưu nhất.
Nếu xe không bốc hoặc chạy hao xăng, thì đó là lúc chế hòa khí cần được kiểm tra và điều chỉnh. Sau thời gian dài sử dụng các gic-lơ có thể bị mòn. Xăng phẩm chất kém, để lâu ngày đóng cặn hay bụi bẩn từ hệ thống cấp gió cũng có thể cũng có thể làm tắc gic-lơ. Nên tháo chế hòa khí và vệ sinh bằng dung dịch chuyên dùng hoặc xăng. Sau khi vệ sinh, nên chỉnh tỷ lệ xăng và gió theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
Đối với các xe sử dụng phun xăng điện tử (Fi), sau thời gian dài sử dụng nên đem xe ra hãng để kiểm tra hoạt động của ECU, cảm biến hoặc đầu phun xăng.
Kiểm tra và thay nhớt
Với chức năng bôi trơn và ngăn ngừa hao mòn động cơ. Nhớt có vai trò quan trọng không kém, nếu nhớt không đủ, hoặc lâu ngày không thay mới có thể dẫn tới hư hỏng lớn cho động cơ và hộp số.
Nên kiểm tra và thay thế nhớt thường xuyên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, theo số km hoạt động của xe. Việc thay mới nhớt và chọn loại nhớt phù hợp không chỉ giúp động cơ hoạt động êm ái mà còn giúp tiết kiệm phần nào nhiên liệu.
Lưu ý
Khi xả nhớt phải xả ốc đáy và nghiêng xe để nhớt chảy ra hoàn toàn. Nhớt có màu đen là bình thường, chỉ cần chú ý đến độ nhớt và lượng nhớt. Kiểm tra mực nhớt thường xuyên bằng thước nhớt trước khi vận hành để tránh tình trạng thiếu nhớt.
Đối với xe tay ga, sẽ có nhớt riêng cho hộp số và động cơ. Khi tháo nhớt ra nếu nhớt có màu nâu cà phê sữa, chứng tỏ nhớt của bạn có lẫn nước, điều này sẽ gây tác hại rất lớn đến cả động cơ hoặc hộp số. Nhất là ở Việt Nam tình trạng ngập nước rất hay xảy ra, cách tốt nhất là tháo nhớt hoàn toàn, súc máy theo hướng dẫn của kỹ thuật viên cho đến khi không còn nước.
Hệ thống truyền động
Đối với xe số, nên tháo các-te và kiểm tra nhông – sên – đĩa bằng cách kiểm tra các bánh răng của nhông và đĩa, nếu mòn vẹt và nhọn thì nên đến lúc thay mới. Đối với sên, sên phải chắc chắn, không quá dãn, không bị rơ. Nếu nhông sên đĩa còn tốt, vệ sinh sạch và dùng lại sẽ thấy xe vận hành êm ái hơn rất nhiều. Lưu ý nếu thay mới nên thay cả bộ vì nếu thay lẻ, các chi tiết sẽ không mòn đều dẫn tới làm chi tiết mới thay xuống cấp nhanh chóng.
Đối với xe ga, nếu xe chạy không còn bốc, lì máy và hao xăng, nguyên nhân lớn nhất là do sự xuống cấp của bộ ly hợp và dây truyền động (hay còng gọi là bố nồi và dây cuaroa). Đầu tiên bạn nên kiểm tra dây cuaroa xem dây có nứt hay biến dạng hay không, nếu đã có dấu hiệt nứt gãy, nên thay mới. Sau đó đến bộ ly hợp, nên vệ sinh bằng giấy nhám mịn mặt trong của chuông ly hợp và guốc ly hợp (hay còn gọi là bố “ba càng” và “chuông nồi”). Nếu đã quá mòn hay bị khuyết, nên thay mới để xe có ma sát tốt, tăng tốc mượt mà và giảm hao xăng.
Với 6 bước kiểm tra và xử lý như trên, chắc chắn bạn đưa xế cưng về trạng thái hoạt động tốt hơn, thoải mái vi vu ngày Tết mà không phải lo hỏng hóc hay tốn kém quá lớn.
Cám ơn kỹ sư Trần Ngọc Lâm và cửa hàng dịch vụ xe máy 44 Nguyễn Thượng Hiền Quận Bình Thạnh đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này.
Còn vài ngày nữa là nghĩ Tết Quý Mão 2023, chủ xe máy cần lưu ý các hạng mục sau để có thể vi vu ngày xuân một cách êm mượt và an toàn.
Thông thường sau khi đổ đèo, người lái thường sử dụng nước rửa lại hệ thống phanh để giảm nhiệt độ. Tuy nhiên thói quen này lại tiềm ẩn khá nhiều đến độ bền của phanh xe.
Khác với mọi năm, năm nay tần suất xe hoạt động có phần ít hơn thế nên sẽ có những hạng mục bảo dưỡng có chút khác biệt, phụ thuộc vào hiện trạng và nên thay mới khi cần thiết.
Với bộn bề công việc và không quá gắn bó với máy móc kỹ thuật xưa nay, không đáng trách khi chị em có lỡ quên bảo dưỡng xe máy đúng lúc đúng chỗ.
Những vấn đề thường gặp như hết điện Acquy, hỏng bugi, xe xịt lốp... là những vấn đề mà nhiều người tại gặp phải trong thời gian dãn cách, do Chỉ thị 16 nên việc đặt đồ về tự sửa chữa khá khó khăn