Kinh nghiệm lái xe, - 04/08/2021 03:18 PM
Một thành viên trong một nhóm chuyên tư vấn bảo hiểm vừa đăng tải sự việc khi bị xe khác va chạm, mặc dù không vi phạm nhưng lại bị giữ xe đến hơn 2 tháng trời.

Cụ thể sự việc được thành viên miêu tả khá dài nhưng cụ thể như sau:

xe-khach-va-cham-o-to-ca-nhan-chu-xe-than-troi-vi-bi-giam-xe-gan-2-thang

Chủ xe sở hữu chiếc Mazda 6 khi đang lưu thông về từ Bình Dương về Đà Nẵng thì bất ngờ bị một xe khách va chạm từ phía sau. Sau đó công an đến giải xử lý nhưng trong chưa thương lượng được mức bồi thường khiến cả 2 xe hiện vẫn đang bị giữ lại gần 2 tháng.

Nguyên nhân xuất phát từ việc chưa thống nhất được việc thỏa thuận bồi thường. Chủ xe trình bày rằng hãng Mazda báo giá chi phí sửa chữa cho mẫu xe Mazda 6 dự kiến 107 triệu đồng, nhưng phía bên xe khách không đồng ý phương án trên mà chỉ chấp nhận bồi thường khi đem ra gara ngoài sửa chữa. Nhưng chủ xe lại cho rằng xe mới mua 2 năm 3 tháng vẫn còn trong thời hạn bảo hành 5 năm của hãng, nếu sửa ngoài sẽ không được bảo hành. Chủ xe Mazda 6 đã chủ động làm đơn xin lấy xe ra ngoài sửa chữa nhưng đều bị từ chối với lí do dịch bệnh nên giám đốc bận việc chưa giải quyết được.

Theo quy định pháp luật, nếu xe khách tông từ phía sau, sẽ bị quy vào lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe dựa trên điểm g khoản 1, điểm c khoản 8 và điểm c khoản 12 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 5, điểm a, điểm b khoản 6, khoản 7. Và trong trường hợp này người điều khiển phương tiện gây tai nạn buộc phải bồi thường tất cả các chi phí khắc phục và phát sinh.

xe-khach-va-cham-o-to-ca-nhan-chu-xe-than-troi-vi-bi-giam-xe-gan-2-thang

Ngoài ra, trong trường hợp trên đối với phía xe Mazda 6 không có lỗi buộc cảnh sát giao thông phải trả xe ngay sau khi khám nghiệm hiện trường dự trên mục 1 Điều 9 Thông tư 77/2012/TT-BCA.

Đối với xe khách là phía bên có lỗi bị tạm giữ theo luật xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ 7 ngày, nếu cần xác minh thì không quá 30 ngày. Nếu gia hạn tiếp thì phải có quyết định bằng văn bản và không quá 30 ngày dự trên mục 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trong trường hợp trên, nếu hai bên có thể thỏa thuận thì phía xe khách sẽ bị xử lý hành chính, sau đó thực hiện các thủ tục trả xe về cho hai bên, lúc này phía cảnh sát giao thông chỉ được phép Ghi nhận thỏa thuận dân sự giữa các bên. Nếu không thỏa thuận được thì đề nghị CSGT ghi vào biên bản là không thỏa thuận được, các bên tự giải quyết tại tòa án.

Nếu chủ xe có bảo hiểm, sau khi liên lạc cơ quan chức năng, phải gọi ngay vào hotline đơn vị bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc để giám định viên ghi nhận lại sự việc. Nếu chủ xe sai thì sau khi đóng phạt hành chính thì phối hợp với bảo hiểm thân vỏ để sửa chữa xe và liên hệ bảo hiểm bắt buộc để bồi thường cho phía bị hại theo quy định.

Nếu chủ xe đúng, thì thế quyền cho bảo hiểm thân vỏ để tiến hành sửa chữa và liên hệ với bảo hiểm bắt buộc để giảm thiểu chi phí bồi thường. Ngoài ra để nhanh chóng thì giữ 2 bên có thể thương lượng với nhau chi phí bồi thường, nhưng cần có hồ sơ công để củng cố cho việc khác phục thiệt hại.

Trong trường hợp phía công an giao thông không trả xe trong vòng 2 tháng qua, chủ xe có thể làm đơn khiếu nại, lần 1,2,3... từ cấp CA huyện tới tỉnh, Cục CSGT để yêu cầu giải quyết.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.