Kinh nghiệm lái xe, - 07/05/2024 04:41 PM
Thời tiết dần chuyển sang mùa mưa cùng các yếu tố mặt đường thì đây là thời điểm rất dễ bị té ngã phần lớn đến từ việc phanh không đúng cách.

Sau mùa nắng nóng kéo dài, những cơn mưa nhỏ đã bắt đầu xuất hiện với thời lượng khá ít. Đều này giúp phần nào giải nhiệt, nhưng lượng mưa không đủ lớn nên các chất bẩn, bụi, dầu nhớt tích tụ trên bề mặt đường vô tình tạo thành một hỗn hợp nhầy cực kỳ trơn trượt, khiến lốp xe giảm độ bám.

sap-vao-mua-mua-bop-phanh-xe-may-the-nao-de-han-che-te-nga

Cùng với tâm lý người dùng khi gặp mưa sẽ dùng phanh để giảm tốc tấp vào lề đường để che chắn thay áo mư nếu dùng kỹ thuật phanh như truyền thống sẽ rất dễ dàng té ngã hàng loạt. Do đó đây được xem là nguyên nhân dẫn tới việc té ngã hàng loạt dù không có một tác động nào cả.

Do đó, trong thời gian thời tiết chưa có lượng mưa đủ lớn thì người lái xe máy cần chú ý đến kỹ thuật phanh nhằm hạn chế khả năng té ngã. Ở điều kiện bình thường trên mặt đường khô, người lái có thể phanh cứng ở tốc tốc độ 40-50 km/h, đường thẳng, mà khó xảy ra hiện tượng trượt bánh, nhưng ở mặt đường ướt sẽ cực kỳ nguy hiểm.

sap-vao-mua-mua-bop-phanh-xe-may-the-nao-de-han-che-te-nga

Thế nên cần phải tập thoái quen phanh trên đường ướt là phanh sẽ nhấp, nhả liên tục, cách phanh này sẽ tương tự như hệ thống chống bó cứng ABS. Bởi việc này sẽ hạn chế việc bánh xe khóa cứng, hạn chế được tối đa tình trạng trượt bánh trên đường. Nên tập thuần thục thói quen này trên bất cứ bề mặt đường ở mọi điều kiện vận hành sẽ hữu dụng trong khá nhiều trường hợp.

Với những xe đã trang bị ABS, người dùng chỉ cần tập trung bóp cả phanh trước, sau. Với xe không có ABS, cần chú ý bóp và nhả liên tục cả 2 phanh trước và sau. Khi bóp phanh, cần nhả hết ga, không cắt côn (với xe côn tay).

sap-vao-mua-mua-bop-phanh-xe-may-the-nao-de-han-che-te-nga

Đặc biệt trong khi chuyển hướng hay giữa khúc cua cần hạn chế hoặc không bóp phanh vì lúc này độ bám xe rất ý, trọng tâm nghiên về một bên chỉ cần một lực phanh nhẹ vẫn có thể dẫn tới việc té ngã. Do đó cần chủ động giảm tốc khi chuyển hướng hoặc vào cua, hạn chế đánh lái gấp. Chỉ tăng tốc hoặc phanh khi đã ở trạng thái bình thường.

Đối với xe có trang bị hệ thống phanh chống trượt ABS, tài xế có thể bóp cứng phanh ở trên đường thẳng, nhưng khi vào góc cua vẫn cần giảm tốc độ, và hạn chế bóp phanh khi không cần thiết.

sap-vao-mua-mua-bop-phanh-xe-may-the-nao-de-han-che-te-nga

Thêm nữa, người lái hai bánh cũng cần giữ khoảng cách xa hơn với các phương tiện phía trước, vì đường ướt cần nhiều khoảng cách để phanh hơn so với đường khô. Ngoài ra cần bật đèn xe (không bật đèn pha) khi di chuyển trong mưa, ngay cả ban ngày để phương tiện dễ dàng nhận diện. Cuối cùng, nên chọn loại áo mưa gọn gàng, không che phủ đèn xe.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.