1. Xe tay ga
Nồi
Bộ nồi trên xe tay ga, hay còn gọi là bộ ly hợp, là bộ phận truyền lực của động cơ thành chuyển động của xe. Sau một thời gian sử dụng, hiệu quả truyền lực của nó sẽ bị suy giảm do nhiều nguyên nhân.
Cũng giống như hệ thống nhông sên dĩa trên xe số, bộ nồi trên xe tay ga là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của xe. Nhưng nó lại khó có thể sửa tạm bợ tại các tiệm sửa chữa ven đường. Do đó, người chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng bộ nồi kỹ lưỡng trước và sau các chuyến đi xa.
Hệ thống điện
Đường dây điện sau một thời gian sử dụng vỏ dây sẽ bị mục, hở. Đặc biệt sau các chuyến đi xa, khi xe phải chịu tác động lớn của bụi bẩn, bùn, nước mưa, sự thay đổi nhiệt độ giữa các vùng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng chập mạch điện, đứt dây. Thậm chí, nó còn có nguy cơ gây ra cháy xe, rất nguy hiểm.
Nếu không thường xuyên kiểm tra hệ thống điện cũng có thể khiến ắc quy dễ hư hỏng, vì các thiết bị điện trên xe thường có tuổi thọ kém hơn bản thân ắc quy, đặc biệt là thiết bị sạc, nếu chúng bị hỏng, có thể ảnh hưởng ngay đến ắc quy.
Sở thích gắn thêm đồ chơi lên xe máy vào dịp tết cũng có thể khiến hệ thống điện gặp sự cố. Là vì, khi gắn thêm, không chú ý tới công suất khả dụng của hệ thống, trong rất nhiều trường hợp, xe bị chết máy do chập điện…
Hệ thống phun xăng
Phun xăng điện tử là một hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ được điều khiển hoàn toàn tự động và được lập trình.
Các hư hỏng thường thấy liên quan đến hệ thống này gồm: nghẹt, xăng phun ra không đều… Khi đó, xe sẽ có biểu hiện như: xe yếu, tăng tốc chậm, chết máy, khó khởi động… Khi phát hiện ra các “triệu chứng” này, người chủ xe nên đem xe đến các đại lý hay trung tâm sửa chữa uy tín để có thể kịp thời “chữa trị”.
2. Xe số
Nhông sên dĩa
Xe số dùng bộ ba bánh răng trước (ta hay gọi là nhông); dây xích tải (ta gọi là sên) và bánh răng sau (ta gọi là dĩa). Hệ thống sên nhông dĩa có nguyên tắc hoạt động và cấu tạo khá đơn giản. Nhông trước làm nhiệm vụ truyền lực kéo (lực xoay) của cốt máy ra sên, sên làm nhiệm vụ tải lực kéo này ra dĩa sau và dĩa truyền lực kéo này vào bánh xe làm bánh xe quay.
Một số cách để phát hiện nhông sên dĩa bị hỏng: xe bị ì khi đổi số tăng tốc, có tiếng kêu của xích (sên) khi tăng ga, dây xích (sên) hay bị chùng (rão).
3. Cả 2 loại xe
Ngoài các vấn đề liên quan đến đặc thù động cơ trên, xe tay ga và số còn có một số vấn đề chung mà bạn cũng phải kiểm tra, bảo dưỡng sau các chuyến đi xe.
Phanh
Trước các chuyến đi xa, người chủ xe thường thay bố thắng và má phanh. Nên khả năng xe bị hỏng phanh là khá hiếm. Tuy nhiên, để đảm bảo xe vẫn hoạt động bình thường, người chủ nên kiểm tra độ nhạy của phanh, tăng giảm phanh nếu cần.
Lốp, săm (vỏ/ruột)
Các chuyến đi xa, trên nhiều địa hình khác nhau là nguyên nhân gây mài mòn lốp lớn. Ngoài các biểu hiện dễ thấy như: bánh xe xẹp, nứt, mòn,… người dùng cũng nên kiểm tra xem có vật nhọn nào vô tình đâm vào lốp ở các góc khó thấy không.
Nếu chuyến đi phượt “ăn lốp” quá nhiều, bạn cũng nên cân nhắc đến việc thay lốp.
Nhớt (dầu nhờn)/ dầu láp
Ghi chú số km để có thể thay nhớt đúng lúc. Nên chọn các loại nhớt chính hãng và có thương hiệu để không làm hại động cơ.
Cảm ơn công ty Thiên Nhẫn đã hỗ trợ chúng tôi thực hiện bài viết này
Hướng đến việc tạo ra những giá trị thiết thực cho khách hàng, vừa qua, Thaco Auto đã tổ chức chuỗi sự kiện “Chăm sóc khách hàng cùng chuyên gia Kia”.
Sau Tết âm lịch hằng năm, miền Bắc thường sẽ phải đón mùa mưa nồm ẩm cực kì khó chịu. Đây cũng chính là thời gian mà xe máy của bạn thường dễ “mắc bệnh” hơn hẳn, nguyên nhân chính là do nồng độ axit và các chất ăn mòn khác bám vào xe và gây ra những hỏng hóc không đáng có.
Lốp xe ô tô không chỉ là yếu tố quan trọng quyết định vận hành êm ái xe mà còn ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khác của xe. Bên cạnh đó, về độ an toàn cũng bị ảnh hưởng nếu lốp xe ô tô có sự bất thường. Việc chọn lốp, bảo dưỡng, kiểm tra lốp hay khi nào cần thay lốp là điều mà khi ai sở hữu xe ô tô cũng cần nên tìm hiểu rõ.
Dù xe bạn có đắt tiền đến bao nhiêu nhưng vẫn có một sự thật là nếu không có sự chăm sóc và bảo dưỡng thì vẫn không thể chạy lâu bền. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo quản xe rất cần thiết để kéo dài tuổi thọ xe. Bên dưới đây là một số bí quyết để bạn chăm sóc xế yêu của mình.
Với mỗi chiếc xe, không phải cứ đổ xăng là có thể sử dụng mà người dùng cần phải nhớ các chu kỳ để thay thế một số bộ phận để có thể yên tâm vận hành, đồng thời kéo dài tuổi thọ của động cơ và các bộ phận khác.