Thị Trường, - 26/08/2017 03:58 PM
Trong công văn 8484 gửi Cục CSGT và các cơ quan khác, Bộ GTVT đã đưa ra những phân tích cụ thể về nhiều vấn đề còn tồn đọng và gây tranh cãi trong Quy chuẩn 41/2016.

Cùng điểm qua một số biển báo gây tranh cãi trong thời gian qua đã được Bộ GTVT giải thích:

Không cần thiết đặt thêm biển bên trái

bo-gtvt-len-tieng-ve-nhung-bap-cap-trong-quy-chuan-41

Theo như khoản 20.6 Điều 20 thuộc Quy chuẩn 41/2016 nêu: “Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy’’.

Nhiều tài xế cho rằng tại những khu vực đường rất to đẹp, rộng rãi nhưng hệ thống biển báo vẫn chưa được thay đổi, tức là vẫn chỉ có một biển báo đặt phía bên phải, điều này khiến họ cương quyết không ký vào biên bản xử phạt khi bị CSGGT tuýp còi.

Nêu ý kiến, Bộ GTVT cho biết việc lắp đặt thêm biển bên trái là không bắt buộc với đường mỗi chiều có từ hai làn trở lên mà tùy thuộc vào nguồn lực kinh phí, mức độ cần thiết mà có thể lắp đặt thêm hoặc không (chẳng hạn, nếu đường vắng, mật độ giao thông thấp nguồn kinh phí khó khăn thì không cần thiết).

Như vậy, nếu tài xế vào đường đôi, biển báo hạn chế tốc độ chỉ cắm ở bên phải sẽ vẫn có hiệu lực và người tham gia giao thông sẽ bị phạt nếu không tuần thủ quy định về tốc độ.

Nói rõ hơn về biển R.412

bo-gtvt-len-tieng-ve-nhung-bap-cap-trong-quy-chuan-41

Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều màn “cãi tay đôi” giữa CSGT và tài xế về biển R.412. Theo đó, biển R.412 vốn được quy định trong Quy chuẩn 41 là mỗi loại xe trong một biển, nhưng thực tế tại nhiều nơi các xe được vẽ chung trong một biển, điều này khiến nhiều tài xế bức xúc.

Lý giải vấn đề này, Bộ GTVT cho rằng hiện có nhiều tuyến đường mà một làn cho 2-3 loại phương tiện cùng chạy, vì thế việc ghép chung hình vẽ của các phương tiện vào một biển là đúng, giúp dễ quan sát, bố trí và tiết kiệm kinh phí.

Biển báo 'Khu dân cư' không cần nhắc lại ở ngã tư

bo-gtvt-len-tieng-ve-nhung-bap-cap-trong-quy-chuan-41

Biển báo Khu đông dân cư (R.420) thuộc Quy chuẩn 41/2016 có quy định: "Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực".

Điều này được hiểu là nếu qua ngã tư ở những đoạn đường rất dài mà không thấy cắm biển "Khu đông dân cư" thì biển R.420 đã hết hiệu lực, tuy nhiên, trong công văn 8484 của Bộ GTVT nói rằng: Tại Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015: “Biển số 420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số 421”.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc tài xế gặp biển “Khu đông dân cư” và tiếp tục đi một quãng đường dài nữa thì vẫn đang thuộc khu đông dân cư, chỉ khi nào gặp biển “Hết khu đông dân cư" mới là hết hiệu lực. Bộ GTVT khẳng định, không bắt buộc phải cắm biển nhắc lại khi qua ngã tư.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.