Đèn cảnh báo trên bảng điều khiển có nhiều màu sắc. Các đèn nghiêm trọng nhất có màu đỏ và chúng thường cho biết một vấn đề lớn hoặc lỗi linh kiện đang xảy ra. Đèn màu vàng hoặc màu hổ phách thường biểu thị cảnh báo hoặc nguy hiểm cấp thấp hơn, chẳng hạn như việc kích hoạt hệ thống kiểm soát lực bám đường khi chiếc xe đi vào đường trơn trượt. Đèn xanh lục và xanh lam chỉ đơn giản cho biết rằng một tính năng đang hoạt động, chẳng hạn như đèn pha hoặc điều khiển hành trình. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu các đèn cảnh báo phổ biến và một số loại đèn báo hiện đại trên xe hơi ngày nay.
Các mẫu ô tô hiện đại được trang bị hệ thống an toàn dự phòng giúp giảm công suất của động cơ nếu phát hiện ra trục trặc nghiêm trọng. Tính năng này được thiết kế để bảo vệ động cơ, hộp số và các bộ phận khác của bộ truyền động không bị hư hại. Hệ thống này sẽ kích hoạt đèn báo động cơ và ở một số mẫu xe tiên tiến thì đèn "reduce engine power" cũng có thể sáng lên.
Lúc này, chủ xe nên tấp vào lề và tắt máy vì có thể đã xảy ra hư hỏng nào đó với động cơ. Cảm biến vị trí bướm ga bị lỗi là một trong những lý do phổ biến nhất khiến đèn này bật sáng.
Động cơ diesel được trang bị bugi đốt nóng nhằm tăng nhiệt độ buồng đốt và hỗ trợ khởi động động cơ disel khi trời lạnh. Phải mất một vài giây buigi này tăng nhiệt độ trong động cơ và sẽ tắt đi khi đạt nhiệt độ nhất định.
Đèn báo này có màu dạ quang hổ phách với hình dạng dây đốt của bóng đèn. Đèn sẽ tắt khi động cơ đã sẵn sàng khởi động. Nếu đèn báo này phát sáng nhấp nháy hoặc vẫn sáng, điều đó cho thấy có thể đã xảy ra vấn đề với hệ thống này và xe sẽ khó khởi động.
Ô tô động cơ diesel còn được trang bị bộ lọc hạt động cơ diesel (DPF), giúp thu lại muội và tro của động cơ khi nó đi qua ống xả. Bộ lọc này góp phần giảm chất độc hại trong khí thải và giảm lượng khói từ ống xả, tuy nhiên nó có thể bị tắc theo thời gian.
Đèn DPF sáng khi bộ lọc bị tắc và cần làm sạch hoặc thay thế. Đèn cảnh báo này thường có màu hổ phách với hình hộp chứa đầy các chấm nhỏ hoặc một làn khói đi qua một đường tròn.
Đèn DEF là đèn cảnh báo thứ ba mà chủ xe động cơ diesel cần lưu ý. Loại đèn này rất giống với đèn DPF với việc bổ sung hai giọt nước để tượng trưng cho chất lỏng. Đèn DEF bật sáng khi phát hiện dung dịch xử lý khí thải của động cơ diesel xuống thấp và thường kèm theo cảnh báo bằng chữ. Chất lỏng này là hỗn hợp của urê và nước đã khử ion được bơm vào hệ thống xả để giảm lượng khí thải nitơ oxit. Một tên thông dụng khác của DEF là AdBlue.
Bạn nên đổ đầy dung dịch AdBlue càng sớm càng tốt khi đèn này bật sáng. Nếu không, động cơ có thể chuyển sang chế độ giảm công suất hoặc dừng hoàn toàn.
Đèn cảnh báo áp suất lốp có hình dạng một chiếc lốp màu vàng với dấu chấm than ở giữa. Đèn cảnh báo này cho biết một trong các lốp xe của xe bị non hơi và trên một số mẫu xe hiện đại thì đèn này có thể cho biết chính xác lốp nào có áp suất thấp.
Hệ thống giám sát áp suất lốp (hoặc TPMS) có nhiệm vụ kích hoạt đèn này. Nếu nó bật khi bạn đang lái xe, bạn nên tấp vào lề và dừng lại càng sớm càng tốt. Lái xe với lốp bị xẹp hoặc không đủ hơi vô cùng nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.
Những lý do phổ biến khiến đèn này bật sáng bao gồm thủng lốp, cảm biến áp suất lốp bị lỗi, sự thay đổi nhiệt độ theo mùa cũng có thể khiến lốp bị mất áp suất dần dần.
Đèn báo kiểm tra động cơ, viết tắt là CEL, là một trong những đèn cảnh báo trên bảng điều khiển phổ biến nhất nhưng cũng là một trong những đèn báo chung chung nhất. Lý do là vì đèn kiểm tra động cơ cảnh báo mọi vấn đề liên quan đến động cơ. Điều này có thể bao gồm một số vấn đề đơn giản như nắp bình xăng bị lỏng hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn ở bộ phận khởi động, va đập hoặc mất lực nén.
Đèn kiểm tra động cơ có thể có màu đỏ hoặc màu hổ phách và nó thường có hình dạng của động cơ, bên trong là chữ "service engine soon" hoặc đơn giản là "check engine" bằng các chữ cái in đậm. Một số hướng dẫn sử dụng xe cũng gọi nó là đèn báo trục trặc.
Sẽ hoàn toàn bình thường nếu đèn kiểm tra động cơ sáng trong giây lát khi vặn chìa khóa vào ổ điện, nhưng nó sẽ biến mất ngay khi xe đang chạy. Nếu nó không tắt đi thì có thể hệ thống đang phát hiện sự cố.
Đèn báo nhiệt độ động cơ có hình nhiệt kế màu đỏ và khi nó sáng lên thì có nghĩa rằng động cơ đang quá nóng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và có thể dẫn đến hư hỏng động cơ, vì vậy bạn cần tấp vào lề và tắt máy nếu thấy đèn cảnh báo này. Có một số vấn đề có thể khiến động cơ quá nóng, chẳng hạn như máy bơm nước bị hỏng, máy tản nhiệt bị rò rỉ hoặc ở một trong các ống nước làm mát hoặc miếng gioăng bị hỏng.
Đèn báo này được mô tả như một nhiệt kế màu vàng hoặc đỏ được bao quanh bởi một bánh răng, hoặc với dòng chữ "AT OIL TEMP". Khi nháy sáng, đèn này cho biết hộp số quá nóng. Giống như đèn báo nhiệt độ động cơ, bạn nên dừng và tắt xe nếu thấy đèn cảnh báo này. Các lý do phổ biến khiến hộp số quá nóng bao gồm chất làm mát sắp hết, các bộ phận bên trong bị mòn, tải nặng.
Đèn báo áp suất dầu động cơ có hình dạng giống một cái ấm trà màu đỏ, nó báo hiệu rằng dầu không lưu thông đúng cách qua động cơ. Đây là một vấn đề lớn vì áp suất dầu không đủ có thể khiến động cơ bị mài mòn sớm hoặc thậm chí bị nổ. Các lý do phổ biến cho áp suất dầu thấp bao gồm lượng dầu thấp, bơm dầu bị mòn và các bộ phận bên trong bị mòn khác. Bạn nên kiểm tra mức dầu động cơ thường xuyên và thay dầu theo khoảng thời gian quy định của nhà sản xuất.
Đèn báo thay dầu động cơ cho biết khi nào nên thay dầu động cơ, dựa trên quãng đường đã đi. Hầu hết các xe hơi đời mới đòi hỏi dầu tổng hợp, giúp tăng số km đi được sau một lần thay dầu từ gần 5.000 km lên đến 8.000 hoặc 24.000 km trong một số trường hợp. Bạn có thể thấy chỉ báo này được hiển thị dưới dạng văn bản thay vì dưới dạng đèn, chẳng hạn như "Service Engine Soon" hoặc "Oil Change Required". Một số nhà sản xuất ô tô cũng gọi tính năng này là đèn báo tuổi thọ của dầu.
Đèn báo pin có màu đỏ và có đường viền của pin với các biểu tượng dấu cộng và dấu trừ. Khi sáng, đèn này cho biết rằng hệ thống sạc điện của xe không hoạt động bình thường. Ắc-quy có thể là vấn đề, nhưng nguyên nhân cũng có thể là do cáp điện bị lỏng hoặc bị ăn mòn, máy phát điện cũ, dây đai bị hỏng hoặc lỗi điện khác trong hệ thống.
Đôi lúc loại đèn này sẽ nháy sáng rồi tắt khi khởi động xe. Nếu đèn bật sáng trong khi bạn đang lái xe, bạn nên tấp vào lề và dừng lại ngay. Nếu không, động cơ sẽ ngừng hoạt động sau khi hết pin hoàn toàn, quá trình này có thể chỉ mất vài phút.
Đèn ABS có hình tròn màu vàng hoặc đỏ với các chữ "ABS" ở trung tâm và sẽ sáng khi hệ thống chống bó cứng phanh được phát hiện có vấn đề. Hệ thống này cải thiện hiệu suất phanh trên đường trơn trượt bằng cách nhấp nhả phanh để ngăn không cho bánh xe bị bó cứng và trượt bánh. Hệ thống phanh sẽ vẫn hoạt động nếu đèn này bật sáng khi bạn đang lái xe, nhưng hiệu suất phanh khẩn cấp có thể bị giảm. Các nguyên nhân phổ biến khiến đèn này bật sáng bao gồm cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi hoặc bộ điều khiển ABS có vấn đề.
Hệ thống kiểm soát lực đường hoạt động song song với hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống này điều khiển phanh một cách thông minh nhằm hạn chế bánh xe bị trượt trong khi tăng tốc, thường xảy ra khi lái xe trên mặt đường ướt, cát và sỏi. Đèn kiểm soát lực bám đường có màu vàng, hiển thị một chiếc xe ô tô có hai dòng nguệch ngoạc bên dưới. Nếu đèn vẫn sáng liên tục, điều đó có nghĩa là có vấn đề với hệ thống và nó có thể hoạt động không bình thường. Cảm biến tốc độ bánh xe bị lỗi là một trong những lý do phổ biến nhất khiến đèn này bật sáng.
Đèn báo này cũng có liên quan tới hệ thống chống bó cứng phanh. Hệ thống kiểm soát ổn định điện tử có tác dụng giữ cho xe đi theo hướng đã định. Nó thực hiện điều này bằng cách giám sát tốc độ bánh xe và lực tác động lên tay lái, sau đó áp dụng phanh khi cần thiết để ngăn việc trượt bánh hoặc mất lái. Một số xe có đèn cảnh báo "ESC" hoặc "VSC" riêng khi hệ thống này đang hoạt động nhưng nhiều xe không có.
Loại đèn này có biểu tượng vô lăng màu đỏ hoặc vàng, thường có dấu chấm than ở bên cạnh. Nó sáng lên khi phát hiện có vấn đề với tay lái. Nếu xe của bạn được trang bị hệ thống lái trợ lực điện (EPS), bạn sẽ cần đưa xe đến cơ sở sửa chữa để xác định chính xác vấn đề. Tuy nhiên, nếu chiếc xe sử dụng trợ lực lái thủy lực thì lượng dầu trong hệ thống trợ lực sắp hết. Việc tiếp tục lái xe khi đèn này bật sáng là khá nguy hiểm vì thiếu trợ lực lái sẽ khiến xe khó điều khiển hơn rất nhiều.
Đèn này cho biết rằng có lỗi với hệ thống túi khí của xe. Đèn báo này thường có biểu tượng túi khí màu đỏ. Ở một số xe nó được thay thế bằng dòng chữ "SRS" hoặc "AIR BAG".
Không nên lái xe nếu đèn này bật sáng vì điều đó có nghĩa là các túi khí có thể không hoạt động trong trường hợp xảy ra va chạm và bộ thắt dây an toàn có thể không được thắt chặt.
Loại đèn này có hình dạng của một người đang thắt dây an toàn và nó vẫn phát sáng cho đến khi người điều khiển phương tiện thắt dây an toàn. Một số phương tiện còn giám sát ghế hành khách phía trước. Nếu tất cả người ngồi trên xe đã thắt dây an toàn mà đèn không tắt, điều này có nghĩa là có vấn đề với cảm biến khóa trên dây an toàn hoặc một trong các cảm biến áp suất dưới ghế.
Các hộp số hiện đại thường được trang bị khóa liên động sang số, giúp xe không di chuyển khỏi trạng thái đỗ cho đến khi người lái nhấn bàn đạp phanh. Ở một số phương tiện, nó cũng có thể ngăn động cơ khởi động. Điều này làm giảm nguy cơ xe tự di chuyển nếu vô tình chạm vào cần số. Đèn khóa sang số có hình bàn chân màu xanh lục trong vòng tròn và nó bật sáng để hiển thị khi hệ thống đang hoạt động.
Nhiều ô tô hiện đại được trang bị hệ thống dừng tự động được thiết kế để tiết kiệm nhiên liệu khi lái xe trong thành phố. Các hệ thống này có thể tắt động cơ khi xe dừng lại và nhanh chóng bật lại động cơ khi nhả bàn đạp phanh. Việc này làm giảm thời gian động cơ chạy không tải khi tham gia giao thông.
Loại đèn này thường là chữ "A" được bao quanh bởi một mũi tên hình tròn và nó có thể chỉ ra một số điều khác nhau. Nó có thể phát sáng bằng màu xanh lục hoặc xanh lam để cho biết hệ thống đang hoạt động hoặc có màu hổ phách để cho biết hệ thống đã bị vô hiệu hóa. Dấu chấm than bên cạnh biểu tượng này thường cho biết hệ thống dừng khởi động bị lỗi.
Đèn báo kiểm soát hành trình thường có biểu tượng đồng hồ tốc độ và nó có thể chỉ ra một số điều khác nhau tùy thuộc vào màu sắc. Màu xanh lá cây thường có nghĩa là điều khiển hành trình đã được thiết lập. Đèn màu hổ phách hoặc màu vàng có thể cho biết điều khiển hành trình đã được bật nhưng chưa được thiết lập hoặc có vấn đề với hệ thống. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng xe để biết thông tin cụ thể về hệ thống điều khiển hành trình trên xe của bạn.
Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng sử dụng camera và cảm biến hướng về phía trước để duy trì tốc độ bay và khoảng cách nhất định với xe phía trước. Khi hoạt động, hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng có thể giảm tốc độ xe nếu xe phía trước bắt đầu giảm tốc độ. Ngược lại, nó có thể đưa xe trở lại tốc độ di chuyển mong muốn nếu xe phía trước tăng tốc hoặc nhập vào làn đường khác.
Có một vài đèn trên bảng điều khiển chung liên quan đến hệ thống điều khiển hành trình thích ứng. Bạn có thể thấy dòng chữ "ACC", biểu tượng đồng hồ tốc độ có ô tô phía sau hoặc ô tô có sóng phía trước. Các đèn này thường cho biết rằng hệ thống đã được bật. Một loạt các thanh giữa hai biểu tượng xe thường cho biết khoảng cách mong muốn sau đó đến các xe khác. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng xe để biết thêm thông tin về hệ thống này.
Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước sử dụng mạng lưới camera và cảm biến để phát hiện các phương tiện phía trước và cảnh báo cho người lái nếu có khả năng xảy ra va chạm. Tuy nhiên, khả năng và hạn chế của các hệ thống này có thể rất khác nhau giữa các loại xe. Ví dụ, một số hệ thống được trang bị phanh khẩn cấp tự động có thể giảm tốc độ xe mà không cần sự tác động của người lái. Một số hệ thống thì không và chúng hoàn toàn dựa vào người lái xe. Những điểm khác biệt khác bao gồm khả năng phát hiện người đi bộ và đi xe đạp.
Đèn cảnh báo trên bảng điều khiển cũng có thể khác nhau. Các cảnh báo phổ biến bao gồm hai biểu tượng ô tô được phân tách bằng dấu sao, dòng chữ có nội dung "FCW" hoặc "FCA", tiếng bíp âm thanh và/hoặc nhấp nháy nhanh từ màn hình hiển thị HUD. Một lần nữa, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu để biết thông tin chính xác nhất về các tính năng an toàn của ô tô.
Đúng như tên gọi của nó, hệ thống cảnh báo chệch làn đường sẽ cảnh báo người lái nếu chiếc xe đang ra khỏi làn đường của mình. Các phương pháp cảnh báo phổ biến bao gồm đèn cảnh báo "LDW" hoặc "LDA", biểu tượng của một chiếc ô tô đang đi lệch làn đường, tiếng bíp âm thanh và nếu đi kèm với tính năng hỗ trợ giữ làn đường thì sẽ có một cú giật tay lái để điều chỉnh đường đi của xe.
Nếu xe của bạn được trang bị cảm biến đỗ xe, bạn có thể thấy đèn cảnh báo có chữ "P" và hình tam giác được phân tách bằng biểu tượng sóng. Biểu tượng này cũng có thể kèm theo tiếng bíp nhỏ hoặc hình ảnh xung quanh chiếc xe. Nó báo với người lái rằng cản trước hoặc cản sau xe ở gần một vật thể, nhưng nó cũng có thể chỉ ra một vấn đề trục trặc với hệ thống này.
Hệ thống giám sát điểm mù sử dụng các cảm biến ở hai bên và phía sau xe để phát hiện những xe khác có thể bị che khuất tầm nhìn của người lái. Hệ thống này thường nhắc nhở người lái bằng cách phát sang hình ảnh hai chiếc xe so le tách biệt nhau bằng làn sóng trong gương chiếc hậu gần bên xe đang đi đến nhất. Bạn cũng có thể thấy đèn "BSM" hoặc "BLIS" trên bảng điều khiển.
Hệ thống giám sát tình trạng buồn ngủ của người lái xe sử dụng một số cảm biến để phát hiện người lái xe có chú ý lái xe hay không. Hầu hết các hệ thống này đều dựa vào dấu hiệu như việc chỉnh vô-lăng liên tục và đi đường dài mà chưa dừng xe nghỉ ngơi. Một số hệ thống tiên tiến còn có thể theo dõi chuyển động của mắt. Các hệ thống này thường cảnh báo người lái xe bằng cách nhấp nháy biểu tượng cốc cà phê trên bảng điều khiển, cũng như hiển thị dòng chữ "attention assist" hoặc "time for a break”.
Đèn báo này có thể bật vì một số lý do khác nhau. Nó có thể phát sáng và vô hiệu hóa hệ thống khởi động nếu có người cắm sai chìa khóa xe. Đèn này còn có thể cho biết lỗi ở hệ thống khởi động nếu nó sáng khi đang lái xe. Tính năng này chủ yếu là để để ngăn chặn kẻ trộm. Khi chiếc xe đang đỗ và bị khóa, loại đèn này thường sẽ nhấp nháy để biết rằng hệ thống báo động được kích hoạt. Thiết kế của đèn báo này có thể khác nhau, nhưng nó thường có đường nét của chiếc ô tô với biểu tượng chìa khóa hoặc ổ khóa.
Đèn này sẽ sáng khi phát hiện thấy mức chất lỏng của hệ thống rửa kính chắn gió xuống thấp. Đèn báo này thường có màu vàng và có biểu tượng kính chắn gió. Biểu tượng tương tự nằm trên nắp của bình chứa chất lỏng, vì vậy bạn có thể dễ dàng cho biết vị trí cần thêm chất lỏng. Hầu hết các loại xe chỉ có một bình chứa chất tẩy rửa gương và nó thường được tìm thấy dưới nắp capo.
Thời tiết đang vào mùa mưa bảo dễ gây mất tầm nhìn, nhất là khi đi trên các cung đường cao tốc vốn có tốc độ, vậy trong tình huống này có nên dùng đèn hazard hay không?
Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tự ý can thiệp trực tiếp vào phần cứng, phần mềm của thiết bị đăng kiểm.
Những chiếc ô tô hiện đại ngày nay được trang bị nhiều tính năng và kèm theo đó là các hệ thống phần mền điện tử cảnh báo các trục trặc có thể xảy ra, do vậy bạn cần hiểu được những cảnh báo cơ bản có trên những chiếc xe mà mình sở hữu.
Một số khách hàng Việt phản ánh hiện tượng sáng đèn báo kiểm tra động cơ khi sử dụng xe Subaru Forester. Mới đây, hãng xe Nhật Bản đã chia sẻ thông tin cụ thể về vấn đề này.
Nháy đèn liên tục, lắc tay, nắm tay như hình cây súng…là những tín hiệu mà các tài xế thường giao tiếp với nhau trên đường. Tuy vậy, đối với những tài mới thì còn rất nhiều bỡ ngỡ.