Golf, - 16/10/2021 08:20 AM
Khi người chơi thực hiện cú đánh, lực từ gậy sẽ tác động vào bóng khiến bóng golf bay đi. Trái bóng golf sẽ rẽ không khí để bay nhưng cũng chính không khí sẽ đóng vai trò là lực cản khiến bóng golf trở nên chậm dần và dần dừng lại. Để giảm lực cản này, các nhà thiết kế bóng golf đã phát minh ra bề mặt với cấu trúc lõm tổ ong.

Trên những quả bóng golf thường có hàng trăm vết lõm, vậy vì sao những quả bóng này không có bề mặt nhẵn mịn? Rõ là như thế sẽ giúp thu hút thêm một số người chơi vốn không cảm thấy thoải mái khi nhìn thấy nhiều lỗ. Lý giải cho điều này, những vết lõm đó được tạo ra nhằm tối ưu khí động học cho quả bóng và giúp quả bóng bay xa hơn, lâu hơn trước khi chạm đất.

Cụ thể, các vết lõm - hay vân bề mặt trên quả bóng golf - sẽ quyết định đến tính khí động học của quả bóng. Việc bề mặt của quả bóng ra sao sẽ quyết định đến cách mà nó bay lên không trung. Chính nhờ việc đưa các vết lõm lên bề mặt bóng golf, nhà sản xuất đã tạo ra một lớp không khí mỏng dính chặt vào bề mặt, nhờ đó giảm thiểu luồng hỗn khí sinh ra phía sau bóng và tạo ra lực nâng giúp bóng bay cao với tốc độ nhanh hơn.

Theo Tom Veilleux và Vince Simonds - chuyên gia khí động học tại công ty Golf Top-Flite: "Những vết lõm có thể tạo ra một lớp không khí mỏng bám vào bề mặt của trái bóng. Nó giúp cho không khí di chuyển quanh trái bóng được dễ dàng hơn, giúp cho khoảng không bóng tại thành nhỏ lại. Qua đó, lực cản cũng giảm xuống ít nhất là một nửa".

Ngoài ra, khi quả bóng xoay ngược về sau, cạnh trên cùng quay theo cùng hướng với luồng không khí. Do ma sát, luồng không khí trên đỉnh được kéo bao quanh quả bóng và cả phần sau của nó.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.