Áp suất lốp thấp
Áp suất lốp thấp, dẫn đến diện tích ma sát giữa bánh xe và mặt đường trở nên lớn hơn, động cơ làm việc nhiều hơn do lực cản lăn lớn làm tiêu hao nhiên liệu tăng cao. Vì vậy duy trì áp suất lốp ổn định là một trong như lưu ý hàng đầu trong việc tiết kiệm nhiên liệu cũng như đảm bảo tuổi thọ của lốp xe. Thông thường tại Việt Nam áp suất lốp tiêu chuẩn dao động từ 2,2 kg đến 2,5 kg.
Quên thay dầu
Quên thay dầu trong thời gian dài, khả năng bôi trơn của dầu không còn hiệu quả, dẫn đến ma sát giữa các chi tiết động cơ trở nên lớn hơn khi hoạt động, khiến động cơ nóng hơn, vì thế xe sẽ tốn xăng hơn bình thường đồng thời việc quên thay dầu làm giảm đi đáng kể tuổi thọ động cơ.
Lọc gió động cơ chưa sạch
Nhiệm vụ duy nhất của lọc gió là ngăn cản các bụi bẩn để đưa vào buồng đốt luồng khí sạch. Nếu lâu ngày không vệ sinh hoặc thay thế lọc gió, các bụi bẩn sẽ lắp đầy bề mặt lọc gió, làm lượng gió vào buồng đốt trở nên ít hơn, buộc phải phun xăng nhiều hơn để đảm bảo công suất sinh công gây nên tình trạng hao xăng. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, nên thay thế bộ phận này sau 5-10.000km tùy điều kiện vận hành.
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại lọc gió có lưới lọc chất lượng cao sử dụng các công nghệ mới cho hiệu năng lọc sạch hơn và độ bền cao hơn rất nhiều như K&N, DNA, Uma, Bmc… tùy theo điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn.
Bó phanh, kẹt phanh
Khi điều kiện thời tiết ẩm thấp, mới lội mưa, sau khi rửa xe, hoặc mới thay thắng mới, các bố thắng có xu hướng bám chặt vào bánh gây nên tình trạng bó, kẹt phanh nếu không biết cách xử lý hay canh chỉnh bố thắng. Việc này không nhưng gây nguy hiểm khi đang lái xe mà còn làm xe bạn tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.
Hệ thống làm mát trục trặc
Cảm biết nhiệt độ hỏng, gây nên tình trạng Ecu không nhận định được động cơ đang ở tráng thái nào, mặc định đang hoạt động ở trạng thái lạnh làm hệ thống phun nhiên liệu nhiều hơn để làm nóng máy gây nên tình trang hao xăng. Nếu kéo dài sẽ gây hại cho động cơ, nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động bình thường tránh những lãng phí, hư hại khác.
Bugi
Là bộ phận đánh lữa, để kích nổ hỗn hợp xăng – gió trong buồng đốt. Nếu bugi cũ, bám muội, hở chân khiến cho việc đánh lửa bị chậm, khó đề nổ, khiến lượng xăng phun ra quá nhiều gây lãng phí.
Thông thường sau khoảng 10 ngàn km, bạn nên kiểm tra lại bugi xem còn tốt không. Nếu có thể bạn có thể thay những loại bugi cao cấp để hiệu suất hoạt động động cơ trở nên tốt hơn.
Tắc đường xả
Mọi sự cản trở nào trong hệ thống xả đều làm tăng áp suất khí xả, do đó làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu. Nếu đường ống xả có dấu hiệu móp méo vì va chạm nên cố gắng khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu cảm thấy đường ổng xả bị tắc, nghẹt, cần sử dụng các dụng cụ kiểm tra chuyên dụng để kiểm tra tìm kiếm nguyên nhân từ đâu. Nếu phát hiện do sự chênh lệch áp suất giữa đường nạp và xả thì nhiều khả năng bộ chuyển đổi xúc tác đã hỏng.
Thói quen lái xe
Ngoài các nguyên nhân về kỹ thuật xe, thói quen người lái ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu hao nhiên liệu. Việc chạy nhanh phanh gấp, chở nặng, rà thắng…. đều gây lãng phí xăng vô ích.
Vì thế để chiếc xe luôn ở trạng thái hoàn hảo cả vận hành lẫn độ bền thì việc bảo dưỡng định kì và thói quen lái xe tốt sẽ tiết kiệm chi phí rất nhiều trong quá trình sử dụng xe.
Việc chạy xe thế nào để tiết kiệm xăng luôn là các vấn đề gây tranh cãi, ví dụ như mở cửa sổ, đồ đầy bình những tưởng sẽ giúp xe có thể vận hành xa hơn nhưng thực tế không phải vậy.
Sau một thời gian vận hành, xe khó có thể đạt mức tiêu hao nhiện liên như ban đầu. Tuy nhiên nếu xe đột ngột hao xăng bất thường, vận hành có phần lì và nặng nhọc thì nên kiểm tra ngay các chi tiết sau để “bắt đúng bệnh” cho xe.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hao xăng ở xe máy, song ít người biết rằng những thói quen hàng ngày cũng là một trong những lý do dẫn đến hiện tượng này.
Xe điện là xu hướng của tương lai với nhiều ưu thế nhưng ở thực tại thì động cơ đốt trong vẫn là lựa chọn an toàn của số đông người dùng.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil - OIL) vừa công bố Kết quả kinh doanh quý gần nhất.