Đang trên đường đi công việc, tôi ra hiệu cho xe ô tô tấp vào trong vỉa hè để kiểm tra lốp có bị vấn đề gì không. Sau khi đỗ sát vỉa hè, do đường lúc này đang đông xe nên tôi quan sát trước khi mở cửa xuống xe. Bất ngờ, một chiếc xe máy từ sau chạy cùng chiều khá nhanh vượt lên và đụng vào cửa xe. Kết quả là người đi xe máy ngã xuống đường nhưng chỉ bị xay xát, còn cửa xe của tôi gặp vấn đề.
Sau đó, cả hai bên đã tranh cãi lỗi thực chất là do ai gây ra. Cá nhân tôi cho rằng người đi xe máy không làm chủ tốc độ, còn người kia lại đổ lỗi vì tôi thiếu quan sát. Khi CSGT tới hiện trường, tôi trình bày sự việc và đòi bồi thường vì cửa xe đã bị móp một bên, đóng mở khó khăn nhưng người đi xe máy nhất quyết không chấp nhận.
Để không mất nhiều thời gian, tôi đành gọi cho bên công ty bảo hiểm, sau đó tìm chỗ sửa tạm cửa xe rồi đi tiếp.
Mong các chuyên gia tư vấn thêm trong trường hợp này.
Chào bạn,
Tại khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về dừng, đỗ xe trên đường bộ như sau:
“3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.”
Mặt khác, tại Điều 6, Điều 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2016 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông như sau:
Điều 6: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. |
60 |
50 |
Điều 7: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. |
80 |
70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô. |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác. |
60 |
50 |
Trong trường hợp trên bạn đã vi phạm quy định về dừng đỗ xe và mở cửa xe theo quy định tại Điều 18 Luật giao thông đường bộ. Nếu người điều khiển xe máy vượt quá tốc độ tối đa cho phép quy định tại Điều 6, 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT thì người lái xe máy cũng có lỗi.
Do đó, nếu hai bên không thỏa thuận giải quyết được với nhau thì có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định Pháp luật để xử lý. Biên bản hiện trường của Cảnh sát giao thông là cơ sở xác định lỗi của 2 bên. Ngoài ra, trường hợp cả 2 bên đều có lỗi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Từ những con số vụ tai nạn thực tế và nghiên cứu, Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc Mỹ (IIHS) cho biết các mẫu SUV và bán tải cỡ lớn có tỷ lệ gây tai nạn vượt trội khi rẽ trái bởi thiết kế trên các mẫu xe này.
Trên đường sá Việt Nam, khi điều khiển ôtô di chuyển trên đường, cho dù tài xế có cẩn trọng thế nào, các tình huống va chạm với các phương tiện giao thông khác hầu như không tránh khỏi, đặc biệt là va chạm với xe máy.
Có một số thói quen lái xe xấu không gây ra nhiều rắc rối khi lái xe trên đường khô nhưng có thể trở thành vấn đề thực sự lớn khi thời tiết xấu, đặc biệt là khi trời mưa. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến nhất mà các tài xế thường mắc phải khi lái xe trong thời tiết mưa bão và những mẹo lái xe hữu ích giúp bạn an toàn trên đường.
Trưa ngày 14/3, một thanh niên ngáo đá điều khiển ô tô gây ra tai nạn trên một con đường ở Đà Lạt.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa có văn bản yêu cầu Ban An toàn giao thông TPHCM chấn chỉnh tình trạng người điều khiển mô tô, xe máy lưu thông vào làn xe dành cho ô tô, dẫn tới nhiều vụ TNGT chết người thời gian qua.