Theo đó, tốc độ tối đa của các phương tiện cơ giới sẽ được tăng thêm 10km/h, nhưng đi kèm quy định những trường hợp áp dụng cụ thể.
Ở điều 6 và điều 7 của thông tư trên cũng quy định ra hai khu vực điều chỉnh tốc độ đó là ngoài khu vực đông dân cư và trong khu vực đông dân cư cùng 2 trường hợp cụ thể như sau:
Đường đôi có dải phân cách và đường một chiều có từ hai làn xe trở lên (áp dụng ở ngoài khu vực đông dân cư):
- Ô tô con, ô tô chở người dưới 30 chỗ, ô tô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn (trừ xe buýt): tốc độ tối đa 90km/h.
- Ô tô chở người trên 30 chỗ, ô tô tải có tải trọng trên 3,5 tấn (trừ xe buýt): tốc độ tối đa 80km/h.
- Xe buýt, ô tô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc, ô tô chuyên dụng, mô tô: tốc độ tối đa 70km/h.
- Ô tô kéo rơmoóc, ô tô kéo xe khác, xe máy: tốc độ tối đa 60km/h.
Đường hai chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có một làn xe (áp dụng ở ngoài khu vực đông dân cư):
- Ô tô con, ô tô chở người dưới 30 chỗ, ô tô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn (trừ xe buýt): tốc độ tối đa 80km/h.
- Ô tô chở người trên 30 chỗ, ô tô tải có tải trọng trên 3,5 tấn (trừ xe buýt): tốc độ tối đa 70km/h.
- Xe buýt, ô tô đầu kéo kéo sơmi rơmoóc, ô tô chuyên dụng, mô tô: tốc độ tối đa 60km/h.
- Ô tô kéo rơmoóc, ô tô kéo xe khác, xe máy: tốc độ tối đa 50km/h.
Riêng trường hợp áp dụng trong khu vực đông dân cư:
- Các phương tiện xe máy chuyên dụng, xe gắn máy và xe máy điện phải di chuyển theo báo hiệu đường bộ và không vượt quá 40km/h.
- Các phương tiện còn lại tuân thủ tốc độ theo 2 loại: đường đôi có dải phân cách và đường một chiều có từ hai làn xe trở lên áp dụng tốc độ tối đa 60km/h; đường hai chiều không có giải phân cách giữa và đường một chiều có một làn xe áp dụng tốc độ tối đa 50km/h.
Với những thay đổi về tốc độ, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Sở Giao thông trực thuộc các tỉnh, thành phố cần sớm thay đổi biển báo về tốc độ ở trong và ngoài khu dân cư trong thời gian sớm nhất để các phương tiện nghiêm chỉnh chấp hành theo đúng quy định mới.
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2019, thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Trước thực trạng nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây tử vong liên quan đến việc lái xe quá tốc độ gia tăng, Nghị Viện Châu Âu đã bật đèn xanh thông qua hệ thống Hỗ trợ Tốc độ thông minh (ISA). Hệ thống này sẽ xuất hiện trên tất cả các xe ra đời từ năm 2022.
Có nhiều tay lái thắc mắc rằng ở những nơi không gắn biển báo thì cần đi với tốc độ thế nào là đúng luật. Dưới đây là những quy định về tốc độ tối đa mà các phương tiện xe cơ giới được phép lưu thông.
Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Trường hợp trên đường có biển báo quy định tốc độ khác với thông tư quy định của Pháp luật thì nên tuân theo bên nào?
Câu hỏi từ bạn đọc Cafeauto có nội dung: Mặc dù đã quan sát cẩn thận trước khi mở cửa xe, nhưng vẫn bị va chạm với phương tiện khác đi cùng chiều thì lỗi này do ai?