Phát điện: Động cơ quay, truyền chuyển động quay đến máy phát điện thông qua dây đai hình chữ V. Rotor của máy phát điện là một nam châm điện. Từ trường tạo ra sẽ tương tác lên dây quấn trong stator làm phát sinh ra điện.
Chỉnh lưu: Dòng điện xoay chiều tạo ra trong máy phát điện không thể sử dụng trực tiếp cho các thiết bị điện mà được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều. Bộ chỉnh lưu sẽ biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để cung cấp đến các bộ phận như đèn, còi, hệ thống khởi động trên ô tô.
Hiệu chỉnh điện áp: Bộ tiết chế điều chỉnh điện áp sinh ra. Nó đảm bảo hiệu điện thế của dòng điện đi đến các thiết bị là hằng số ngay cả khi tốc độ máy phát điện thay đổi.
Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động lâu dài máy phát điện có hiện tượng hư hỏng và không thể cung cấp điện đến tất các chi tiết, bộ phận trên ô tô. Do đó, Cafeauto sẽ hướng dẫn cách kiểm tra máy phát điện trên xe ô tô khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một đồng hồ đo điện và tiến hành đo theo các bước sau:
Bước 1: Xác định vị trí ắc quy
Việc đầu tiên bạn cần làm là mở nắp capo và xác định vị trí ắc quy trên xe ô tô của mình. Thông thường, ắc quy xe ô tô nằm bên trái hoặc bên phải khoang động cơ. Ở một số xe, ắc quy có thể đặt ở phía dưới ghế giữa. Tốt nhất bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn sử dụng để xác định vị trí của ắc quy.
Bước 2: Đo điện áp ắc quy khi tắt máy
Sau khi đã xác định được vị trí của ắc quy, bạn hãy sử dụng Volt kế để đo điện áp ắc quy. Lưu ý, người dùng hãy đo điện áp khi xe không khởi động và phải đo đúng cực: que đỏ cực dương, que đen cực âm.
Bước 3: Đọc điện áp đo được
Khi xe không khởi động, nếu điện áp đo được lớn hơn hoặc bằng 12 Volt thì ắc quy xe ô tô của bạn hoàn toàn bình thường. Nếu điện áp ắc quy đo được nhỏ hơn 12 Volt thì chứng tỏ ắc quy xe của bạn đã hỏng và bạn cần thay thế ắc quy mới.
Bước 4: Đo điện áp ắc quy khi xe nổ máy
Khi có kết quả đo điện áp ắc quy lúc tắt máy, tài xế hãy rút hết các dây đo và khởi động xe. Sau đó, bạn hãy tiến hành đo lại điện áp hai đầu ắc quy khi xe nổ máy.
Bước 5: Đọc điện áp đo được và so sánh
Sau khi có được điện áp ắc quy đo lúc máy hoạt động, bạn hãy so sánh kết quả này với điện áp đo được khi tắt máy. Nếu điện áp của ắc quy lúc máy đang chạy cao hơn điện áp ắc quy lúc xe tắt máy (khoảng 13.4 đến 14.2 volt) thì máy phát điện vẫn còn hoạt động rất tốt. Nếu kết quả so sánh theo chiều ngược lại thì máy phát điện của xe bạn đã bị hỏng. Các tài xế cần sửa chữa hoặc thay mới.
Dù xe bạn có đắt tiền đến bao nhiêu nhưng vẫn có một sự thật là nếu không có sự chăm sóc và bảo dưỡng thì vẫn không thể chạy lâu bền. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo quản xe rất cần thiết để kéo dài tuổi thọ xe. Bên dưới đây là một số bí quyết để bạn chăm sóc xế yêu của mình.
Khác với xe mới xuất xưởng luôn có một bộ phận kiểm tra lần cuối trước khi giao xe nhưng với những xe đã vận hành một thời gian dài nhưng buộc ngưng sử dụng dễ gặp phải các sự cố từ nhẹ tới nặng.
Bạn đã rất cẩn thận khi sử dụng xe khi cố gắng lái an toàn để tránh va quệt dẫn đến trầy xước sơn xe tuy nhiên có những điều rất đơn giản gây nguy hại không kém đến chiếc ô tô yêu thích của bạn.
Ngoài những đợt bảo dưỡng định kỳ thì một số công đoạn đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện được để tăng tuổi thọ cho chiếc xe đồng thời tránh những hỏng hóc nặng nề hơn khi được phát hiện sớm.
Trong nội thất, bề mặt da ghế là chi tiết dễ xuống cấp nhất bởi chịu nhiều tác động từ bên ngoài, nếu không kỹ từ ngày đầu thì chi phí làm mới rất đắt đỏ.