Theo quy luật chung trước những kỳ nghĩ dài ngày thì các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa thường rất đông đúc khiến cho việc kiểm tra xe rất mất thời gian bởi phải chờ đợi cho tới lượt. Tuy nhiên nếu nắm được một vài kỹ năng cơ bản thì người dùng hoàn toàn có thể kiểm tra tại nhà để tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế được những sự cố bất ngờ.
Vỏ bánh xe
Đây là công việc đơn giản nhất, đầu tiên người dùng có thể kiểm tra thông qua đồng hồ đo áp suất lốp có thể mua qua các sàn thương mại điện tử, hoặc tại các gara với chi phí trên dưới một trăm ngàn. Để đảm bảo áp suất lốp thì người dùng có thể xem các thông số được nhà sản xuất quy định ngay phần cột B phía dưới cửa lái. Thông thường những mẫu xe tại Việt Nam thường có chỉ số áp suất khoảng 2.3 Bar.
Ngoài ra, người dùng có thể trang bị những bộ đo áp suất lốp với mức giá dao động từ 300 đến vài triệu đồng tùy theo nhu cầu và tính năng. Nhờ đó bộ đo áp suất lốp này mà chủ xe có thể biết được tình trạng lốp khi đang vận hành.
Nhớt động cơ
Thật ra thì việc kiểm tra này không quá khó, nếu chủ xe đã có lịch sử bảo dưỡng định kỳ thì không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo hơn, có thể kiểm tra nhanh bằng cây thăm nhớt ở phần đầu động cơ.
Quy trình thực hiện khá đơn giản, chỉ cần rút cây thăm nhớt ra, lau bằng khăn giấy sau đó để vào lại và rút ra và quan sát màu nhớt và mực nhớt. Nếu nhớt có màu trắng đục thì khả năng cao đã bị vào nước, ngoài ra có thể quan sát nếu mực nhớt nằm giữa hai dấu Min - Max thì lượng nhớt trong động cơ vẫn chưa bị hao hụt.
Nước làm mát động cơ
Ngày nay, người dùng có thể kiểm tra nước làm mát khá dễ dàng, chỉ cần mở nắp động cơ là có thể thấy được tình trạng của loại dung dịch này. Hầu hết hệ thống nước làm mát đều khép kín nếu màu của dung dịch này có phần khác thường thì nên đưa tới xưởng dịch vụ để kiểm tra lại sự rò rỉ.
Thêm nữa cần lưu ý dung dịch nước làm mát chỉ cần nằm trong vạch Min - Max là ổn định. Tuy nhiên trong quá trình vận hành, nếu dung dịch làm mát bị hao hụt thì có thể châm thêm nước tinh khiết nhưng phải kiểm tra và bổ sung nếu cần thiết sau một đoạn đường nhất định tránh tình trạng quá nhiệt và đưa đến trạm bảo dưỡng để xử lý vấn đề trên.
Lọc gió động cơ
Thông thường sau khoảng 15 – 20.000 cây số nên thay thế lọc gió mới và vệ sinh định kỳ mỗi 5 - 8.000 km. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất thì trước một chuyến đi người dùng có thể lấy lọc gió ra để vệ sinh nhanh ngay tại nhà mà không cần đến các xưởng dịch vụ.
Việc tháo lọc gió khá đơn giản, người dùng có thể tham khảo qua các video trên các trang mạng thông tin. Ngoài ra nếu thấy lọc gió có dấu hiệu rách thì cần nên thay thế. Và quy trình này có thể áp dụng chung với lọc gió của hệ thống máy lạnh.
Hệ thống lái và thước lái
Với hệ thống lái và thước lái, người dùng có thể kiểm tra nhanh bằng cách giữ thẳng vô lăng nếu xe có hiện tượng xiên lái hay xe đi về 1 hướng khác chứng tỏ đã có vấn đề. Tiếp đó là thử đánh hết lái sau đó kiểm tra xem vô lăng có trả đều lái hay không. Lưu ý là nên thực hiện tại những nơi vắng vẻ, ít người tránh các sự cố đáng tiếc.
Nếu có các hiện tượng trên thì người dùng nên đến các trung tâm mâm vỏ, xưởng dịch vụ để thực hiện lại việc cân chỉnh thước lái, cân mâm bấm chì để đưa hệ thống lái trở về nguyên bản. Đồng thời có thể thay luôn vỏ xe nếu cần thiết.
Bình điện của xe
Thực ra để kiểm tra độ ổn định của bình điện không hề dễ dàng, bởi có thể hết điện một cách bất ngờ. Nhưng nếu thấy các dấu hiệu như xe khó đề, đề máy chậm, hay các hệ thống điện trên xe có phần chập chờn thì nên thay mới để tránh các sự cố đáng tiếc.
Ngoài ra để đảm bảo an toàn hơn, người dùng có thể trang bị thêm bộ kích bình mini hoặc bộ dây nối để có thể chủ động hơn nếu không may gặp phải sự cố hết bình.
Hệ thống chiếu sáng
Tương tự như bình ắc quy thì các bóng đèn chiếu sáng vẫn có thể gặp những sự cố bất ngờ đặc biệt là những công nghệ đèn ngày càng hiện đại. Thế nên để an tâm hơn người dùng có thể tự kiểm tra sự hoạt động của các bóng đèn bằng cách bật sáng tất cả, với những xe đời cũ có thể dự phòng thêm những bóng đèn nhằm thay thế khi cần thiết.
Hệ thống giảm tốc độ của xe
Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng trên tất cả những mẫu xe dù là mới hay cũ. Hệ thống phanh liên quan trực tiếp đến khả năng giải quyết, xử lý tình huống đặc biệt là trường hợp khẩn cấp. Người dùng cần phải kiểm tra hệ thống phanh một cách thường xuyên và định kỳ.
Trong quá trình sử dụng nếu cảm thấy phanh có tiếng kêu, chân phanh nặng, khoảng cách phanh dài hơn,… thì cần nên kiểm tra lại rất có thể má phanh, đĩa phanh thậm chí là dầu phanh đã có sự hao mòn. Nếu thay thế cần tìm những phụ kiện chính hãng.
Từ hôm nay (ngày 8/6/2023), các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô có thể xin cấp phép thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới, theo Nghị định 30/2023.
Năm nay dịp lễ 30/4 - 1/5 rơi vào thời điểm cuối tuần nên có thời gian nghĩ khá dài thế nên không ít người tận dụng để bắt đầu cho những hành trình, tuy nhiên chủ xe cần nên kiểm tra lại các hạng mục để trọn vẹn hơn.
Sau kỳ nghĩ Tết Âm lịch dài ngày, những xưởng gara, trung tâm dịch vụ đã đi vào hoạt động cũng là lúc chủ xe nên kiểm tra lại một số hạng mục để chiếc xe luôn vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ.
Bảo dưỡng xe tưởng chừng là việc làm mang lại nhiều lợi ích, nhưng song song đó nó vẫn có mặt trái. Nhiều người cho rằng việc bảo dưỡng sẽ tốt cho động cơ, độ an toàn của xe mà lại vô tình không biết rằng điều đó chỉ làm tốn nhiều tiền, thậm chí là khiến cho độ an toàn của xe giảm đi. Bên dưới đây là một số quan niệm sai lầm khi bảo dưỡng ô tô mà bạn cần biết
Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin thì người dùng có thể biết được những hạng mục mà chiếc xe cần làm trong thời gian sử dụng, một số việc có thể thực hiện ngay tại nhà.