Tháng 8 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất và đông dân nhất cả nước đã quyết định tăng cường các biện pháp cách ly để dập tắt dịch COVID-19. Chính phủ đã quyết định huy động 35.000 nhân viên, bao gồm hàng nghìn binh lính để thực thi các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Kể từ ngày 23 tháng 8, hàng triệu hộ gia đình trên toàn thành phố sẽ được tiếp tế ngay tại nhà.
Lãnh đạo thành phố cam kết với người dân rằng thực phẩm và thuốc men sẽ được chuyển đến các hộ gia đình bởi các lực lượng có thẩm quyền như quân đội, cảnh sát, công chức và tình nguyện viên. Lực lượng đặc biệt này sẽ phân phát các mặt hàng, bao gồm cả báo, cho các hộ gia đình trên toàn thành phố. Tuy nhiên, thực tế lại không được như mong đợi.
Hoạt động giao hàng do chính phủ quản lý đã trở nên quá tải trong tuần đầu tiên, khiến thành phố phải ra văn bản yêu cầu các siêu thị địa phương và các nền tảng trực tuyến tham gia vào dịch vụ giao hàng. Động thái này theo sau một thông báo từ thành phố vào ngày 28 tháng 8, cho phép tới 25.000 shipper trở lại để triển khai giao hàng. Mặc dù trước đó nhiều dịch vụ giao hàng đã phải ngừng hoạt động do rủi ro lây nhiễm COVID-19 đối với shipper.
Aeon Việt Nam, chuỗi siêu thị đến từ Nhật Bản đã hợp tác với các nền tảng dịch vụ giao hàng theo yêu cầu Grabmart và NowFresh để mở rộng dịch vụ nhưng vẫn bị quá tải. Bà Đoàn Kim Hương, Giám đốc hoạt động của Aeon Việt Nam cho biết: “Các kênh giao hàng của chúng tôi đang quá tải do nhu cầu lớn từ người tiêu dùng”.
Tình trạng quá tải là do nhu cầu tăng vọt khi mọi dân chuyển sang sử dụng các dịch vụ trực tuyến trong một thời gian ngắn. Bà Hương cho biết Aeon đang chịu cảnh thiếu hụt shipper.
Đáng chú ý, Grabmart đã nhận được hơn 10.000 đơn đặt hàng trong ngày đầu tiên chỉ trong vài giờ khi ra mắt dịch vụ, một lãnh đạo của Grab Việt Nam tiết lộ với trang Nikkei.
Chuỗi cửa hàng tạp hóa Bách Hóa Xanh thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động cho biết họ đã xử lý 50.000 đến 60.000 đơn hàng mỗi ngày kể từ ngày 23/8, gấp 5 lần so với các tuần trước. Chuỗi cửa hàng với 560 cửa hàng trên toàn TP.HCM đang cố gắng nâng công suất để giao 100.000 đơn hàng mỗi ngày nếu có thêm nguồn shipper. Dù vậy, con số này chỉ tương đương với 1/3 nhu cầu của tập khách hàng thường xuyên của Bách Hóa Xanh.
Nền tảng thương mại điện Sendo cũng thông báo cho khách hàng các mặt hàng đã mua sẽ được giao sau ngày 19 tháng 9 khi đông đảo shipper được phép hoạt động.
Ông Nguyễn Việt Linh, Giám đốc truyền thông của Be Group cho biết sẽ mất một thời gian để dịch vụ này giao hàng trở lại do nhân viên đang chờ đợi để được tiêm phòng và được giấy đi đường.
Be Group với hơn 500 shipper đã chứng kiến số lượng đơn đặt hàng tăng gấp ba lần kể từ cuối tháng 8 lên hơn 10.000 chuyến mỗi ngày, tương đương 10% tổng số chuyến đi trong quý đầu tiên.
Tuy nhiên, ông Linh thừa nhận rằng các shipper vẫn gặp trở ngại trong việc đưa hàng đến tay người dân do phải kiểm tra COVID vào rạng sáng mỗi ngày, hạn chế quận nào có thể đi lại và hạn chế cửa hàng có thể đưa hàng cho shipper vì thành phố chưa ban hành hướng dẫn cập nhật.
Có thể thấy, đội ngũ shipper đã trở thành một nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và cả Việt Nam nói chung, bất chấp những hiểm nguy do dịch COVID-19 gây ra trong suốt 2 năm vừa qua. Đây là sự phát triển không thể tránh khỏi khi cả người dân, chính quyền và doanh nghiệp đều cần đến lực lượng shipper chuyên nghiệp để ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19.
Theo thống kê của Statista, doanh thu của Việt Nam chỉ tính riêng mang ship đồ ăn đã lên tới 274 triệu USD vào năm 2020, tốc tốc độ tăng trưởng kép hàng năm được đánh giá ở mức 16,5% trong giai đoạn 2020-2024, dẫn đến khối lượng thị trường là 505 triệu USD vào năm 2024. Mức trung bình doanh thu trên mỗi người dùng hiện lên tới 37,41 USD và con số này được dự đoán sẽ tăng thêm khi thị trường phát triển đầy đủ. Chưa kể, theo nghiên cứu của Kantar TNS, thị trường giao hàng, đặc biệt là giao đồ ăn đang phát triển mạnh này sẽ tăng lên mức khổng lồ 449 triệu USD vào năm 2023.
Có thể thấy đại dịch COVID-19 đã góp phần đẩy mạnh sự tăng trưởng của thị trường khi hầu hết người Việt Nam hiện đang thực hành giãn cách xã hội và chuyển sang mua hàng tận nhà. Đây chính là lý do khiến cho các dịch vụ giao hàng có được sự phát triển bùng nổ trong thời gian gần đây.
Các dịch vụ này đã chứng kiến lượng đơn đặt hàng tăng đột biến và một làn sóng khách hàng mới đã đăng ký. Theo khảo sát do Nielsen Việt Nam thực hiện, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 50% người Việt giảm tần suất đến các cửa hàng truyền thống, 45% người dân tăng dự trữ thực phẩm tại nhà và 25% tăng tần suất mua hàng trên mạng.
Không những vậy, thị trường giao hàng ở Việt Nam đang được hưởng lợi không chỉ từ nhu cầu của khách hàng tăng lên mà cả nguồn cung cũng được mở rộng. Bị ảnh hưởng bởi thời kỳ giãn cách xã hội, một số chuỗi nhà hàng lớn trước đây không cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà hiện đã phải đi theo xu hướng mới. Thống kê của Dcorp R-Keeper Vietnam và Statista cho thấy ngành thực phẩm của nước ta hiện có 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê và hơn 80.000 nhà hàng theo chuỗi. Nếu chỉ 3% số cửa hàng này tham gia việc ship hàng trực tuyến để duy trì hoạt động và giảm thiểu thiệt hại thì sẽ có thêm 19.000 người bán khác tham gia vào các nền tảng giao hàng. Đây là sự bùng nổ không dễ xảy ra nếu không có sự tác động của dịch COVID-19.
Từ chuỗi nhà hàng lớn như Golden Gate hay Red Sun cho đến chuỗi cà phê như Highland, Starbucks, The Coffee House, tất cả đều chuyển hoạt động kinh doanh sang nền tảng trực tuyến. Như vậy, bất kỳ công ty nào không áp dụng thương mại trực tuyến như một phần của chiến lược kinh doanh thì sẽ bị bỏ lại phía sau và sớm biến mất trên thị trường Việt Nam. Giờ đây, lực lượng shipper sẽ đóng vai trò ngày một quan trọng hơn giữa các doanh nghiệp và khách hàng.
Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực trong việc kiểm soát dịch COVID-19 và đang xây dựng các kế hoạch để mở cửa lại nền kinh tế. Mảng giao hàng tại nước ta có thể sẽ trở thành một chuẩn mực mới sau một thời gian dài thử thách tích thích ứng trước dịch bệnh.
'Trong thời buổi giãn cách xã hội, tôi chỉ ở nhà và đặt mua các mặt hàng thiết yếu trên mạng. Tôi tránh đi ra ngoài để giảm nguy cơ lây bệnh. Tôi sẽ tiếp tục thói quen này kể cả khi đại dịch đã qua nhờ sự tiện lợi và an toàn của nó', một khách hàng sống tại TP.HCM cho biết.
Tình hình dịch bệnh hiện tại chắc chắn đã mang lại sự thay đổi lâu dài trong cách khách hàng mua sắm ở Việt Nam. Những người chưa bao giờ mua hàng hóa trực tuyến hiện đang làm điều đó. Với nhu cầu tăng cao như vậy, các công ty giao hàng lớn cũng nhảy vào cuộc chơi, như đã được chứng minh bởi Grab, Be và Lazada gần đây đã triển khai dịch vụ giao hàng tạp hóa của họ tại Việt Nam.
Tóm lại, dịch COVID-19 là một bước ngoặt cho bất kỳ doanh nghiệp giao hàng nào trong bối cảnh này. Những dịch vụ nhanh nhẹn hơn, hiểu khách hàng hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng sẽ có thể giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng và thậm chí chiếm ưu thế trên thị trường khi đại dịch kết thúc. Thách thức lớn nhất nằm ở việc làm thế nào để có thể duy trì đà phát triển này và khiến khách hàng tự nguyện chuyển từ thói quen mua hàng 'chạm và cảm nhận' sang dịch vụ giao hàng 'nhấp và đặt hàng', đặc biệt là khi người dân được phép đến các cửa hàng truyền thống trong thời gian tới.
Tài xế ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội là ai? Vì sao để xảy ra vụ ôtô đâm xe máy ở Hà Nội? Toàn cảnh vụ ôtô đâm hàng loạt xe máy ở Hà Nội để độc giả dễ hình dung vụ việc.
Mẫu xe giao hàng Piaggio MyMover được sản xuất tại Nhật Bản có thiết kế ba bánh vô cùng ấn tượng.
Theo báo cáo của Việc Làm Tốt, mức lương bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng trưởng xuyên suốt giai đoạn đầu năm nay.
Dispatch thông báo sẽ trình làng chiếc xe tay ga điện đầu tiên vào nửa đầu 2023. Shipper Việt liệu có thích mẫu xe được tối ưu hóa chỉ dành riêng cho nhiệm vụ ship hàng này?
Nhằm đảm bảo các hàng hoá thiết yếu cho người dân trong khu vực bị phong toả thì lực lượng người giao hàng thuộc biên chế của những siêu thị đóng vai trò quan trọng.