Trong thông tư số 34/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ, trong đó có một số điều khoản đề cập đến việc các dự án BOT sẽ phải tạm dừng hoặc dừng thu trong một số trường hợp.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 22 của Thông tư 34 này, các đơn vị quản lý trạm thu phí sẽ phải tạm dừng thu trong một số trường hợp khác nhau.
Cả hai trường hợp trên đều phải tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu ghi trong văn bản tạm dừng cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong, nhưng không ít hơn 1 ngày.
Đơn vị quản lý thu phí cũng sẽ phải tạm dừng nếu:
Đối với các trường hợp này, thời gian tạm dừng thu được tính từ thời điểm yêu cầu cho đến khi đơn vị quản lý thu khắc phục xong hậu quả của lỗi vi phạm (hoặc sự cố) và được cơ quan có thẩm quyền có văn bản cho phép thu phí trở lại.
Cuối cùng, đơn vị quản lý thu phí sử dụng đường bộ cũng phải tạm dừng thu phí nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh hoặc phục vụ an ninh, quốc phòng hay thực hiện theo chủ trương của nhà nước; hoặc đơn vị quản lý cố tình trì hoãn, không tuân thủ các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 23 của Thông tư 34 quy định 3 trường hợp trạm thu phí sẽ phải dừng hoạt động thu phí hoàn toàn, bao gồm:
Khoản 3 Điều 24 của Thông tư cũng quy định đơn vị quản lý thu, trong quá trình tạm dừng thu phí, có trách nhiệm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, không được phép gây cản trở, ùn tắc giao thông và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương, cũng như công khai tại trạm thu phí.
Bức xúc ở chỗ, các công ty cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng đó đều thu phí khá cao, chất thêm ghánh nặng lên đôi vai người lái xe.
“Là 1 người hằng ngày đi làm trên cao tốc này thì ngày hôm qua với hôm nay thật sự ám ảnh”, anh Phan Hậu, sống ở Đồng Nai và làm việc ở TPHCM phản ánh bức xúc ngay sau ngày đầu thu phí không dừng trên Cao tốc TP HCM - Dầu Giây.
Theo đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế sô lượng xe cơ giới đi vào” được đề xuất mức thu từ 25.000 đồng - 60.000 đồng/lượt.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu dừng thu phí tại trạm BOT thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1K (địa phận tỉnh Đồng Nai - Bình Dương - TP.HCM) từ ngày 31-10.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP về phương án giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn.