Tai nạn tàu hỏa liên hoàn trong tháng 7
Ngày 9/7, khi băng qua đường ray, tài xế không quan sát nên xe tải bị tàu hỏa mang số hiệu SE2 đầu máy 912 kéo 13 toa chạy hướng Nam - Bắc tông mạnh, văng xa gần 10m và nằm lật nghiêng. Cú tông mạnh vào phía sau xe tải khiến thùng xe rời khỏi khung, đầu xe tải biến dạng, tài xế xe tải chấn thương nặng.
Ngày 11/7, ông Lẫn (65 tuổi) xuống xe khách tại khu vực cầu vượt Lộc An, rồi đi lên đường sắt nằm giáp với chân cầu vượt để đi vệ sinh, dù được hô hoán cảnh báo, nhưng do mải nghe điện thoại, ông Lẫn không để ý bị tàu đâm văng ra mép đường sắt gây chấn thương nặng.
Đến 13/7, camera hành trình của chính tàu hoả đã ghi lại hình ảnh kinh hoàng về vụ tai nạn đường sắt khi một chiếc taxi băng qua đường tàu mà không quan sát.... Sự cố khiến người bà 65 tuổi và cháu gái 1,5 tháng tuổi tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương.
Ngày 20/7, Đoàn tàu hỏa 13 toa đang lưu thông theo hướng Nam - Bắc bất ngờ tông mạnh vào xe tải đang băng ngang qua đường ray khiến tài xế xe tải trọng thương, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Sáng ngày 25/7, đoàn tàu hàng số hiệu HH8 đang di chuyển trên đường sắt thuộc khu gian ga Đức Lạc thì bất ngờ bị trật bánh khỏi đường ray, gây tê liệt tuyến đường sắt Bắc - Nam trong nhiều giờ, làm chậm hành trình của hai đoàn tàu khách.
Sáng nay 31/7, tàu SE27 chạy từ Đà Nẵng vào TP.HCM đã tông vào một ôtô 16 chỗ khi đi qua đường ngang tại Bình Thuận, trên xe ôtô 16 chỗ có 4 người gồm 2 người lớn và 2 trẻ em. Hiện các đơn vị liên quan đến giải quyết vụ tai nạn và đưa các nạn nhân đi cấp cứu.
Vì đâu nên nỗi?
Đa số vụ tai nạn thương tâm xảy ra ở điểm giao cắt đường bộ - đường sắt, ở các lối đi người dân tự mở băng qua đường ray tại những nơi không gác chắn, những con đường tự mở bỗng dưng thành lối đi học, đi làm, sinh hoạt của cư dân gần đó. Vì chủ quan, tính mạng của người đi bộ, xe đạp, xe máy đến cả ôtô, xe tải đều bị đe dọa mỗi ngày.
Chưa kể đến ở những vùng nông thôn, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt diễn ra như cơm bữa, người dân thoải mái chăn thả gia súc, trẻ em chơi đùa… trên đường sắt. Các phương tiện xe máy, xe tải, xe ôtô dửng dung, lơ là khi băng qua đường ray, không quan sát biển báo, tín hiệu, tín hiệu nguy hiểm gần đường sắt... cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các vụ tai nạn diễn biến ngày nhiều và phức tạp.
Bên cạnh đó, một phần nhỏ cũng do ý thức chủ quan của lái tàu, cho rằng đường sắt là độc đạo, đường ưu tiên nên chủ quan, chưa thực hiện đúng chế độ hô - đáp tàu, kéo còi cảnh báo và xử lý hãm tàu khi phát hiện chướng ngại trên đường sắt.
Mong rằng, qua những sự việc trên người dân và cánh tài xế sẽ tìm hiểu rõ hơn về quy định về Luật đường sắt, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi để xảy ra tai nạn cần lên tiếng theo dõi sát sao hơn.
Các giải pháp được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đưa ra:
|
Rất nhiều vụ tai nạn đường sắt thương tâm liên tục xảy ra, tuy nhiên người Việt vẫn quá thờ ơ với những hành động gây nguy hiểm cho bản thân mình.