Ô tô điện tự bốc cháy là một tai nạn vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, một loạt vụ cháy nổ liên quan đến Hyundai Kona EV đã khiến Hyundai phải tiến hành một trong những vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử của hãng. Ước tính cho biết Hyundai sẽ phải thu hồi 76.000 xe Kona EV với lý do có nguy cơ cháy xe. Đây là đợt thu hồi thứ hai của Kona EV, nhưng là đợt triệu hồi toàn cầu đầu tiên và Hyundai sẽ tiêu tốn khoảng 900 triệu USD (20 nghìn tỷ đồng) để thực hiện.
Bên cạnh đó, Hyundai cũng phải thu hồi hàng loạt xe Ioniq EV và xe buýt điện được sản xuất từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 3 năm 2020 vì sử dụng linh kiện của LG Chem. Tổng cộng, Hyundai đã phải triệu hồi 82.000 xe. Theo Financial Times, Hyundai và LG Chem đã quyết định thay thế hoàn toàn pin của những chiếc xe này thay vì cố gắng giải quyết vấn đề thông qua các bản cập nhật phần mềm.
Nguyên nhân gây cháy nổ mà Hyundai vừa mới công bố là do một tấm cách điện trên cực dương "có thể cho phép lớp mạ lithium trên cực dương tiếp xúc với cực âm, dẫn đến chập điện ở hệ thống động cơ". Tất cả các linh kiện liên quan đều có nguồn gốc từ nhà máy ở Nam Kinh (Trung Quốc) của LGES.
Tuy nhiên, lý do gây cháy nổ thực sự dường như lại nằm ở phía Hyundai. Theo đó, LGES cho biết "các cuộc thử nghiệm của hãng không hề tạo ra các vụ cháy nổ", đồng thời khẳng định nhà sản xuất ô tô đã không tuân theo lời khuyên của họ về phương thức sạc nhanh của Hyundai Kona.
Điều đáng nói là Hyundai đã xác nhận rằng họ sẽ sử dụng các pin điện từ đối thủ cạnh tranh trực tiếp của LGES là SK Innovation trên chiếc xe điện Ioniq 5. Thật không may, SK Innovation không hề có danh tiếng tốt vì những cáo buộc trộm cắp bí mật thương mại và bên bị hại không ai khác chính là LG Chem.
Việc thu hồi Hyundai Kona EV là một trong những đợt thay thế pin điện hàng loạt đầu tiên do một nhà sản xuất ô tô lớn tiến hành. Đây là đợt triệu hồi được ngành ô tô theo dõi sát sao khi thiết lập một tiền lệ trong việc nhà sản xuất ô tô và bên cung ứng pin phân chia chi phí sữa chữa. Trong số 900 triệu USD đã nói ở trên, LG Chem sẽ phải bỏ ra ít nhất là 500 triệu USD (khoảng 60%), còn lại sẽ do Hyundai chi trả.
Vì chi phí sữa chữa và thu hồi này mà Hyundai cho biết họ đã phải giảm lợi nhuận hoạt động kinh doanh quý 4/2020 xuống 1,3 nghìn tỷ won, trong khi LG Chem cắt giảm 80% lợi nhuận hoạt động kinh doanh xuống còn 119 tỷ won.
Mới đây Hyundai đã hé lộ các thông số vận hành mẫu SUV Kona thế hệ thứ hai. Trước đó hãng xe cũng đã tiết lộ một số hình ảnh về thiết kế nội và ngoại thất được trang bị trên xe vào tháng 12 năm ngoái. Kona thế hệ thứ hai này sẽ được phân phối với phiên bản xăng, hybrid và bản chạy hoàn toàn bằng điện.
Mẫu xe điện thế hệ thứ hai tùy chọn hai hệ truyền động kèm hai gói pin, công suất 154-215 mã lực, phạm vi hoạt động 342 - 489 km.
Thế hệ thứ hai của Hyundai Kona vừa được công bố tại thị trường Hàn Quốc, với nhiều điểm mới cả về thiết kế lẫn công nghệ.
Mặc dù tập trung vào các dòng xe điện trong đội hình Ioniq nhưng Hyundai vẫn còn kế hoạch cho các mẫu xe xăng cụ thể như Hyundai Kona.
Gặp hạn chế về nguồn cung ứng linh kiện thế nên Hyundai Kona đã tạm thời dừng sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam từ tháng 6 năm nay.