Trong những năm trở lại đây, ngành ô tô điện Trung Quốc bất ngờ có sự phát triển vượt bật để trở thành quốc gia đi đầu về sản xuất, tiêu thụ ô tô trên toàn cầu. Nơi đây cũng đưa nhiều tên tuổi ở thị trường nội địa lên tầm quốc tế như BYD,....
Tuy nhiên, cũng vì sự phát triển quá mạnh mẽ thế nên đến nay đã có không dưới 120 thương hiệu ô tô được ra đời nhưng chủ yếu là thị trường trong nước, nhưng nhu cầu đã dần bão hòa, sức mua chậm lại đã đưa các hãng xe tại đây vào thế khó khi không tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Một số báo cáo cho rằng, hiện nay năng lực các nhà sản xuất ô tô đạt công suất khoảng 40 triệu xe một năm nhưng thực tế lượng tiêu thụ chỉ khoảng 22 triệu xe/ năm. Mặc dù lượng cung nhiều hơn cầu nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn giữ các hỗ trợ, chính sách trợ cho xe điện ở cả phía người dùng lẫn nhà sản xuất.
Việc bành trướng của xe điện cũng khiến các nhà sản xuất ô tô lâu đời hay non trẻ trên thị trường xe sử dụng động cơ truyền thống gặp khó khi không còn được người dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, thị phần xe hybrid cắm sạc và thuần điện hiện nay cũng gặp khó do suy thoái kinh tế, người dùng giảm sức mua.
Chính vì các yếu tố trên mà dần dần các thương hiệu ô tô Trung Quốc có tiếng tăm đã và đang tìm cách tham gia các thị trường bên ngoài khác. Trong đó Nga là thị trường là nơi hấp dẫn nhất của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khi các thương hiệu toàn cầu đang tìm cách rời khỏi nước này.
Và Đông Nam Á được xem là tiềm năng khi có khá nhiều nước đang trong giai đoạn phát triển. Hay như châu Âu cũng đã có xuất hiện những mẫu xe Trung Quốc với số lượng ngày càng nhiều. Với lợi thế về xe điện nên đây là dòng sản phẩm chủ lực của họ tại nước ngoài. Điều này cũng khiến các nhà chức trách tại Mỹ và các nước châu Âu lo ngại. Những động thái đầu tiên để kiếm chế sự phát triển này khi các hàng rào về thuê đang được xây dựng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Liên minh châu Âu đang điều tra các khoản trợ cấp xe điện Trung Quốc cũng như nâng cao các tiêu chuẩn nhập khẩu.
Trái ngược với thế giới, dù đang trong tình trang dư thừa ô tô nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn triển khai các chính sách hỗ trợm trợ cấp cho ngành ô tô, đặc biệt là xe điện. Theo truyền thông đây điều mà Trung Quốc muốn trong việc củng cố vị thế sản xuất trên toàn cầu cũng như nổ lực tăng trưởng kinh tế và duy trì việc làm trong bối cảnh kinh tế chưa nhiều điểm sáng.
Nhờ đó mà một số thương hiệu ô tô dù có tình hình kinh doanh không mấy thuận lợi vẫn có thể sản xuất được ô tô. Một số báo cáo cho biết, tại Trung Quốc chỉ có 4 thương hiệu ô tô trong năm 2023 bán được hơn 400.000 xe gồm BYD, Tesla, Aion và Wuling, đây cũng là con số tối thiếu để hòa vốn.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.