Trong báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 của Quốc hội, Bộ Công Thương đã thông tin cụ thể về việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây. Một số loại sản phẩm đã xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Mỹ...
Số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2017 là 258.733 chiếc, năm 2018 là 258.116; 6 tháng đầu năm 2019 là 131.089 (Số liệu tính cho loại hình sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, không bao gồm loại hình sản xuất, lắp ráp từ xe sát xi cơ sở hoặc xe mới khác đã được chứng nhận.
Hiện nay, trong nước có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm.
Các chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa.
Cụ thể, xe tải nhỏ đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 50%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 45% đến 50% vượt chỉ tiêu so với quy hoạch).
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự.
Chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Đáng lưu ý theo Bộ Công Thương, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa bằng chất lượng xe nhập khẩu.
Về tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, Bộ Công Thương cho biết, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 – 10%.
Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa...
Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu.
Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe.
“Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65 - 70%, Thái Lan đạt tới 80%. Như vậy, nếu các nhà sản xuất ô tô trong nước không sớm có giải pháp hữu hiệu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chắc chắn sẽ khó lòng cạnh tranh với thị trường khu vực khi AFTA có hiệu lực”, Bộ Công Thương nhận định.
Chỉ ra nguyên nhân khiến ngành công nghiệp ô tô trì trệ, Bộ Công Thương cho rằng, do quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, trong khi ngành công nghiệp ô tô phát triển dựa vào lợi thế quy mô; Số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô quá nhiều so với quy mô thị trường.
Bên cạnh đó theo Bộ Công Thương, các loại thuế, phí đối với sản phẩm ô tô chưa thực sự hợp lý, chưa tạo thuận lợi cho đa số người dân sở hữu ô tô.
Đồng thời, các chính sách liên quan đến ngành chậm ban hành so với các nước trong khu vực làm mất cơ hội thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách trong nước chưa ổn định và đồng bộ, do đó chưa tạo được bước đột phá cho việc phát triển ngành...
Theo Dân trí
Ngoài loại thuế trước bạ thường được nghe khi mua ô tô điện thì bên cạnh đó còn đi kèm những loại thuế phí khác đa phần đã được bao gồm trong giá xe.
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Xe lắp ráp trong nước không còn được ưu đãi phí trước bạ, trong khi xe EU được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam theo lộ trình... là những điểm mới cho xe ôtô trong năm 2021 tới.
Hiện một chiếc xe ô tô ở Việt Nam trung bình phải gánh từ 3 - 4 loại thuế phí khác nhau, hầu hết ở mức cao.
Chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ ôtô tại Việt Nam giảm sút. Song với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô trong nước đã góp phần kích thích nhu cầu thị trường.