Tesla - nhà sản xuất ô tô điện nổi tiếng thế giới – vừa bị Cơ quan Bảo vệ Môi trường ở Mỹ (EPA) cáo buộc không tuân thủ các quy định về chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm. Đáng lưu ý là vụ điều tra này không liên quan đến khí thải do ô tô phát ra mà do lớp phủ bề mặt trên xe sau quá trình sơn. Tesla được cho là đã không báo cáo việc lớp phủ bề mặt trên xe tuân thủ các quy định về chất ô nhiễm không khí nguy hiểm hay không. Đó là lý do tại sao EPA quyết định vào cuộc.
Sự việc được Tesla tiết lộ trong hồ sơ hàng quý mới nhất được công bố vào đầu tuần này. Được liệt kê trong Phần II, Mục 1 “Thủ tục pháp lý”, nguyên văn có nội dung như sau:
Vào tháng 4 năm 2021, Tesla nhận được thông báo từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cáo buộc rằng Tesla không cung cấp hồ sơ chứng minh việc hãng có tuân thủ các yêu cầu cụ thể theo Tiêu chuẩn khí thải quốc gia hiện hành về các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm theo Đạo luật không khí sạch năm 1963 sửa đổi, cụ thể là quy định liên quan đến Sơn phủ bề mặt ô tô và xe tải hạng nhẹ. Tesla đã phản hồi tất cả các yêu cầu thông tin từ EPA và bác bỏ các cáo buộc. Kết quả của vụ việc chưa được xác định tại thời điểm này nhưng nó được cho là sẽ không có tác động bất lợi đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Hiện chưa rõ Tesla đã cung cấp bằng chứng cụ thể nào về việc tuân thủ quy định cho EPA. Tuy nhiên, Tesla khẳng định rằng họ đã trao đổi cụ thể với EPA về từng yêu cầu của cơ quan này. Được biết, chất lượng sơn phủ bề mặt là vấn đề rắc rối gần đây của Tesla, nhất là từ khi hãng ô tô điện này đẩy nhanh tiến độ lắp ráp Model 3.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 vừa qua, CEO Elon Musk đã thừa nhận: “Một trong những điều đã xảy ra khi chúng tôi tăng cường sản xuất là lớp sơn trên xe ô tô không kịp khô. Nếu chúng tôi biết sớm về vấn đề này thì chúng tôi có giải pháp cụ thể. May mắn là chúng tôi đã cải thiện đáng kể chất lượng sơn bề mặt xe vào cuối năm 2020”.
Tesla không có bất kỳ tài liệu chính thức nào về quy trình sơn hoặc thành phần chính của nó trên trang web chính thức của hãng. Nhiều nhà quan sát cho rằng các quy định của chính phủ Mỹ hạn chế việc sử dụng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong việc sơn phủ ô tô, điều này khiến các công ty phải sử dụng sơn gốc nước thay vì sơn gốc dung môi. Tuy nhiên, sơn gốc nước lại dễ gặp phải khiếm khuyết bề mặt hơn.
Bất chấp vô số vấn đề trong việc sản xuất, Tesla vẫn đang là hãng xe hơi đắt giá nhất thế giới với giá trị lên tới 600 tỷ USD, tương đương 6 thương hiệu ô tô đứng sau cộng lại. Ông chủ Elon Musk của Tesla cũng nhờ thế mà trở thành người đàn ông giàu nhất hành tinh trong một thời gian ngắn vào cuối năm 2020, vượt mặt Jeff Bezos của Amazon.
Nhằm kích cầu thị trường, các đại lý của Tesla Trung Quốc đã tung ra chính sách giảm giá mạnh cho ai giới thiệu khách mua xe Model S và Model X mới.
Nhà máy sản xuất Tesla tại thủ phủ Austin của bang Texas, Mỹ vừa chính thức đạt được một cột mốc quan trọng. Đó chính là cơ sở này hiện đạt tỷ lệ sản xuất 5.000 xe mới mỗi tuần, tương đương khoảng 250.000 xe mới mỗi năm.
Biển số xe đắt nhất thế giới “P7” đã được đấu giá thành công với số tiền kỷ lục gần 15 triệu USD (tương đương khoảng 351 tỷ đồng), mới đây đã được gắn cho chiếc xe điện Tesla Model X.
Theo một báo cáo gần đây từ trang The Washington Post, Tesla chứng kiến sự gia tăng số vụ tai nạn và sai sót liên quan ô tô điện của mình sau khi Elon Musk loại bỏ các cảm biến radar.
Trên thị trường xe điện hiện nay đang xuất hiện khá nhiều “cái tên" đến từ nhiều thương hiệu khác nhau không chỉ sở hữu thiết kế bắt mắt, trang bị công nghệ hiện đại, phạm vi rộng mà còn giá cả lại rất hấp dẫn. Dự kiến đây sẽ là những “gương mặt" sẽ khiến mẫu điện Tesla Model Y của hãng sản xuất ô tô điện Tesla nổi tiếng phải dè chừng.