Ông Gernot Dollner là CEO toàn cầu mới của Audi kể từ ngày 1/9, thay thế ông Markus Duesmann nghỉ việc hồi cuối tháng 8. Người tiền nhiệm, ông Markus Duesmann rời công ty sau hơn 3 năm (từ tháng 4/2020 - 8/2023) dẫn dắt thương hiệu Audi ở quy mô toàn cầu. Gernot Dollner đã nỗ lực thăng tiến trong Tập đoàn Volkswagen kể từ khi gia nhập tập đoàn vào năm 1993.
Ngày 4/8, Nikola Corporation, hãng xe điện khởi nghiệp có trụ sở ở Mỹ báo thay đổi lãnh đạo cấp cao, bổ nhiệm ông Stephen Girsky làm Tổng giám đốc điều hành. Ông Michael Lohscheller là CEO tiền nhiệm đã từ chức điều hành cao nhất ở Nikola Corporation kể từ ngày 31/8. Ông Michael Lohscheller trở về châu Âu với gia đình, sau khi rời VinFast và Nikola.
Ngày 20/7, hãng xe Jaguar Land Rover (JLR) thông báo bổ nhiệm chính thức ông Adrian Mardell làm Tổng giám đốc điều hành (CEO) với nhiệm kỳ ba năm. Jaguar Land Rover là thương hiệu gốc gác nước Anh nhưng nay thuộc sở hữu của Tata Motors Ấn Độ, đã đổi tên thành ba chữ cái JLR và thay logo mới từ đầu năm nay. Ông Mardell là người đã gắn bó với JLR trong 33 năm và trở thành giám đốc tài chính vào năm 2019, chuyển sang vai trò Quyền Tổng giám đốc (là CEO tạm thời) từ tháng 11 năm ngoái, khi ông Thierry Bollore từ chức vì lý do cá nhân.
Ngày 1/4, Tập đoàn Toyota Nhật Bản có CEO mới, ông Koji Sato, thay thế người tiền nhiệm là ông Akio Toyoda. Ông Akio Toyoda là hậu duệ đời thứ ba của nhà sáng lập Toyota, từ nhiệm vị trí CEO sau 14 năm điều hành, nhưng vẫn giữ cương vị chủ tịch hãng xe. Ông Koji Sato là người đứng đầu thương hiệu Lexus nhiều năm, nay nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo hãng xe số 1 toàn cầu cũng như gìn giữ danh tiếng thương hiệu.
Ông Masahiro Moro (62 tuổi) trở thành Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Mazda toàn cầu từ 1/6/2023. Ông Moro sẽ kế nhiệm ông Akira Marumoto, người đã lãnh đạo Mazda toàn cầu từ năm 2018, sẽ mãn nhiệm vào cuối tháng 5 và trở thành cố vấn cấp cao. Masahiro Moro (62 tuổi) gia nhập công ty vào năm 1983, đã có 40 năm làm việc cho Mazda Nhật Bản. Ông từng là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Mazda Bắc Mỹ từ năm 2016 đến năm 2021.
Nắm bắt thị hiếu của khách Việt ngày càng tập trung vào xe gầm cao, các hãng liên tục đem về sản phẩm mới, bất chấp thị trường gặp khó khăn chung trong năm 2023. Đáng chú ý nhất là loạt sản phẩm Trung Quốc, có mẫu được lên kế hoạch lắp ráp trong nước.
Toyota tiếp tục là thương hiệu bán được nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam vì trong 6 tháng vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng 26.637 chiếc xe Toyota, chiếm 18% thị phần và giảm 38.1% so với năm ngoái (43.085 xe).
Tính tổng quý II/2023, lượng xe sản suất trong nước đạt 856.800 chiếc, tăng 11.2% so với quý I (770.700 chiếc) và tăng 7.6% so với cùng kỳ năm 2022.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.
VinFast công bố kết quả kinh doanh tháng 6 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, với tổng cộng 11.638 xe ô tô điện đã được bàn giao cho khách hàng kể từ đầu năm, trong đó riêng tháng 6 là 3.155 xe.