Phanh CBS và Phanh ABS là kết quả từ sự nỗ lực của các nhà sản xuất xe nhằm mang lại sự an toàn cho những người đi xe máy. Vì thế, Các NSX luôn nỗ lực nghiên cứu để đưa ra các dòng phanh thế hệ mới, vừa giúp phanh xe chính xác, vừa an toàn cho người sử dụng. Trong đó, 2 hệ thống phanh mới và hiện đại nhất được áp dụng trên các dòng xe máy tại Việt Nam là hệ thống chống bó cứng phanh ABS, và hệ thống phanh kết hợp CBS
Phanh ABS là gì?
Phanh ABS (Anti-lock Braking System) hoạt động trên nguyên lý chống bó cứng phanh. Khi đó, với tác dụng của cảm biến và hệ thống điều khiển trên từng bánh xe, trong quá trình phanh gấp, hệ thống phanh ABS giúp má phanh liên tục kẹp và nhả đĩa phanh (chứ không bám ghì má phanh vào đĩa như những loại phanh thường), điều này tránh khỏi việc má phanh ôm cứng vào đĩa phanh khiến bánh xe không quay trên đường mà trượt dài. Với hệ thống phanh ABS, bánh xe vẫn tiếp tục quay, nhưng với tốc độ chậm và vẫn bám đường.
Phanh CBS là gì?
Phanh CBS – Combi Brake System lại hoạt động trên nguyên lý tác động lực phanh trực tiếp lên đồng thời cả 2 bánh trước và sau của xe máy. Như vậy bánh xe sẽ dừng theo cách thông thường, nhưng chỉ khác là lực phanh không chỉ tác động vào 1 bánh mà đồng thời tác động vào 2 bánh xe. Do đó, lực dừng phanh sẽ tốt hơn, cũng như an toàn hơn (tránh tình trạng 1 bánh dừng còn bánh còn lại vẫn chuyển động).
So sánh ABS với CBS
Về lực phanh, với cùng sự tác động đồng thời trên tất cả các bánh xe, lực phanh của cả 2 hệ thống phanh đều tương đương nhau.
Tuy nhiên, với việc được trang bị công nghệ hiện đại hơn với hệ thống cảm ứng từng bánh xe và CPU điều khiển trung tâm, hệ thống phanh ABS cho phép áp dụng hệ thống phân phối lực phanh trên các bánh tốt hơn. Cụ thể, các bánh xe có tải trọng nặng hơn sẽ được phân phố lực phanh nhiều hơn những bánh xe ít tải trọng hơn. Chính điều này khiến hệ thống phanh ABS được sử dụng ở hầu hết các dòng xe ô tô và các dòng mô tô hiện đại.
Hệ thống phanh CBS giúp phân bổ lực phanh lên đồng thời cả 2 bánh, nên rõ ràng an toàn hơn hẳn so với cách phanh xe truyền thống. Tuy nhiên, nguyên lý phanh của CBS vẫn giống như hệ thống phanh đĩa (hoặc tang trống), do đó, khi phanh gấp, hoặc trong điều kiện đường trơn trượt, thì rõ ràng vẫn có thể xảy ra tình trạng bó cứng phanh.
Phanh ABS lại khác, ngoài việc phân bổ lực phanh lên các bánh xe, thì nguyên lý phanh của ABS là liên tục bóp và nhả má phanh, do đó, rõ ràng tránh khỏi tình trạng bó cứng phanh, an toàn hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS. Như vậy, về sự an toàn thì hệ thống phanh ABS được đánh giá cao hơn hẳn so với hệ thống phanh CBS.
Hệ thống phanh CBS chỉ cần thêm bộ phận phân bổ lực phanh từ phanh tay trái đồng thời cho cả bánh trước và bánh sau, nên rõ ràng là sẽ rẻ hơn khá nhiều so với hệ thống phanh ABS, khi mà hệ thống phanh ABS không những cần cảm biển trên từng bánh xe để xác định lực ma sát của bánh, rồi bộ xử lý trung tâm CPU, rồi đèn báo hiệu….Do đó, những xe sử dụng phanh ABS sẽ có mức giá đắt hơn hẳn so với những dòng xe máy sử dụng phanh CBS.
Hiện tại hệ thống phanh CBS đã được áp dụng hầu hết trên các dòng xe tay ga hiện đại của các hãng Honda, Yamaha, SYM…Tuy nhiên, hệ thống phanh ABS chỉ được áp dụng trên một số xe tay ga cao cấp của Piaggio như Vespa 946, SH125i , Sh150i 2017… hoặc các dòng mô tô phân khối lớn của các hãng như Honda, Yamaha, BMW, Ducati, Kawasaki…
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao trên bề mặt của phanh đĩa lại có những lỗ nhỏ hay không? Cùng CafeAuto tìm hiểu nhé.
Khi tham gia giao thông, độ an toàn khi lái xe của bạn có được đảm bảo hay không phần lớn là phụ thuộc vào phanh xe của bạn. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với bất kỳ chiếc xe nào.
Thông thường sau khi đổ đèo, người lái thường sử dụng nước rửa lại hệ thống phanh để giảm nhiệt độ. Tuy nhiên thói quen này lại tiềm ẩn khá nhiều đến độ bền của phanh xe.
Hãng xe hàng đầu của Nhật Bản sẽ tiến hành triệu hồi số lượng lớn mẫu sedan ăn khách tại Mỹ do xuất hiện nguy cơ mất phanh.
Nếu chạy những dòng xe 2 bánh đời mới trang bị 2 phanh đĩa trước sau luôn có cảm giác phanh sau cần lực nhiều hơn so phanh trước, và phanh trước luôn hầm hố hơn, có phải cắt giảm chi phí hay như thế dù bánh sau là bánh có lực kéo nhiều hơn.