Kỹ thuật xe ô tô, - 19/03/2021 12:20 PM
Nếu chạy những dòng xe 2 bánh đời mới trang bị 2 phanh đĩa trước sau luôn có cảm giác phanh sau cần lực nhiều hơn so phanh trước, và phanh trước luôn hầm hố hơn, có phải cắt giảm chi phí hay như thế dù bánh sau là bánh có lực kéo nhiều hơn.

Ngay cả những dòng xe đắt tiền, thường hiếm khi nào trang bị những bộ phanh hầm hố cho bánh sau, thường chỉ là loại 1 hay 2 piston khiến không ít người cảm thấy khó hiểu, trong khi bánh trước chỉ cần thắng gấp là trượt bánh nhưng lại được trang bị tới 4piston, lực phanh lại căng hơn.

tai-sao-phanh-dia-sau-luon-co-luc-thang-mem-hon-dia-truoc

Nhưng nếu xem lại lý thuyết thì bánh sau là lại nơi dẫn động, luôn đẩy bánh xe hướng về phía trước trong mọi tình huống, thế nên sẽ có lực quán tính rất lớn. Nếu sử dụng lực phanh quá mạnh, hay phanh 4 piston chỉ cần đạp nhẹ là khóa cứng bánh sau gây trượt bánh có nguy cơ té ngã rất cao, nhất là trong những trường hợp bất ngờ.

Chưa kể lực quán tính quá lớn, việc khóa bánh tức thì, nhưng vẫn còn dư lực đẩy xe về phía trước (thường gọi là lết bánh) rất khó kiểm soát tay lái. Đó cũng là lí do chính khi lưu thông buộc phải có khoảng cách an toàn.

tai-sao-phanh-dia-sau-luon-co-luc-thang-mem-hon-dia-truoc

Nếu xe nào có hệ thống phanh ABS, chịu khó cảm nhận sẽ thấy cảm biến ABS ở bánh sau luôn nhạy hơn khi đạp phanh dù có có phần khiêm tốn hơn, hay xe không có ABS thì lực phanh bánh sau luôn cần nhiều lực hơn để tác động. Đó đều là những tinh chỉnh có tính toán của nhà sản xuất làm sao hạn chế tình trạng khóa bánh, tao sự an toàn cho người lái.

Thế nên không quá lạ khi các hãng xe thường quảng bá rất nhiều về cụm phanh bánh trước hơn bánh sau, hay những chiếc mô tô phân khối lớn thường có tới cụm phanh đôi bánh trước, thậm chí có giá rất đắt so với bánh sau


 

Ngay trong quá trình vận hành, bánh sau luôn ở thế chủ động, tăng tốc, giảm tốc đều phụ thuộc vào nó, còn bánh trước chỉ có nhiệm vụ điều hướng. Thế nên lực phanh ở bánh sau luôn có một độ mềm nhất định nhằm mục đích cho việc rà thắng, cảm nhận được lực quay bánh xe tốt hơn.

Tuy nhiên, với người chơi xe thì khó lòng để nguyên cụm thắng nguyên bản, họ vẫn có thể thay những bộ phanh xịn hơn, hoặc hãng xe vẫn có thể thêm các tùy chọn này nhưng ngoài chi phí tăng cao nhưng hiệu suất vẫn không có quá nhiều cải thiện dù có cả ABS. Chưa kể những cụm phanh 4 piston sẽ có kích thước buộc phải đòi hỏi tính toán kỹ trong việc lắp đặt để đảm bảo độ ổn định khi vận hành ở tốc độ cao.

tai-sao-phanh-dia-sau-luon-co-luc-thang-mem-hon-dia-truoc

Tại Việt Nam, khá nhiều mẫu xe ngày nay đều có phanh đĩa trước sau nhưng thông thường chỉ có ABS ở bánh trước bởi vì lí do trên. Nên khi mẫu Winner X ra mắt chỉ có ABS bánh trước đã gây không ít tranh cãi trong giới điệu mộ. Với những xe phanh tang trống, vẫn có thể độ được hệ thống phanh này, tuy nhiên cần phải yêu cầu thợ điều chỉnh lực phanh hợp lý, không phải “đạp phát ăn ngay” dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm nhất là khi đi trong điều kiện trơn trượt.

tai-sao-phanh-dia-sau-luon-co-luc-thang-mem-hon-dia-truoc

Ngoài ra nếu xe có ABS cũng không nên quá lạm dụng, bởi thực tế hệ thống chống bó cứng phanh chỉ có tác dụng làm giảm khoảng cách phanh, chống khóa cứng bánh nếu phanh gấp trong một vài trường hợp như đường trơn trượt, có xe quẹo bất ngờ vẫn có khả năng va chạm nếu không đủ kinh nghiệm xử lý tính huống, tập trung cầm lái mới chính là biện pháp an toàn nhất khi lái xe.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.