Tất nhiên, là người tiêu dùng, chúng ta vẫn phải luôn giữ thái độ cảnh giác trước những lời quảng cáo quá ngọt từ nhà sản xuất. Nhưng với báo cáo mới đây của viện nghiên cứu giao thông vận tải thuộc đại học Michigan, Mỹ, chúng ta có quyền đặt nhiều niềm tin hơn vào các công nghệ hỗ trợ an toàn.
Khảo sát này tập trung vào 3,7 triệu chiếc xe của tập đoàn GM trải khắp 20 model thuộc đời 2013-2017. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh dữ liệu tai nạn tại 10 bang của Mỹ để đánh giá hiệu quả của các hệ thống an toàn. Kết quả phân tích chỉ ra rằng hệ thống phanh tự động khẩn cấp tích hợp tính năng cảnh báo va chạm phía trước đã giúp giảm tới 46% nguy cơ đâm va. Con số này là 26% đối với hệ thống cảnh báo chuyển làn hỗ trợ điểm mù. Trong khi đó, tính năng hỗ trợ bám làn cũng giúp giảm tới 20%.
Ấn tượng nhất là hệ thống phanh tự động khi lùi xe. Hệ thống này đi kèm camera nhìn sau, hỗ trợ đỗ xe và cảnh báo phương tiện phía sau. Theo thống kê, hệ thống này đã làm giảm tới 81% nguy cơ va chạm khi đi lùi. Còn nếu tách riêng từng tính năng trong hệ thống này, khả năng ngăn ngừa tai nạn của chúng dao động từ 21-52%.
Hệ thống phanh tự động trên ô tô được phát minh để giảm thiểu tai nạn, ở những tình huống nguy cấp mà lái xe không kịp đạp phanh, hoặc đạp phanh không đủ lực.
Cục quản lý an toàn giao thông cao tốc Mỹ (NHTSA) mới đây đã tiến hành một cuộc điều tra trên những chiếc Nisaan Rogue (tên gọi của X-Trail tại Mỹ) về hiện tượng tự động phanh mà không có lý do cụ thể.
40 quốc gia với đầu tàu là Nhật Bản và EU đang đưa ra đề xuất về việc bắt buộc trang bị hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB trên những dòng xe khách và xe thương mại hạng nhẹ.
Là mẫu xe điện thông minh hàng đầu thế giới. Vừa qua, Tesla Model 3 đã minh chứng cho giới chuyên môn và người tiêu dùng về hiệu quả của những hệ thống trang bị an toàn thông minh trên xe.
Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đại diện 40 quốc gia tham dự Diễn đàn thường niên của Liên Hợp Quốc vừa thống nhất, các mẫu ô tô sản xuất từ năm 2022 bắt buộc phải có hệ thống phanh tự động khẩn cấp (AEB) như một trang bị tiêu chuẩn.