Công dụng của các hệ thống này là không phải bàn cãi. Cũng từ đó, các hệ thống này ngày càng trở nên phổ biến trên ô tô. Không chỉ gói gọn ở các sản phẩm cao cấp, chúng cũng đang xâm chiếm các model phổ thông. Ở phân khúc này, chúng đang được coi là những công cụ gia tăng sự cạnh tranh cho những chiếc xe. Nhưng với tốc độ này, không ngạc nhiên khi các tính năng trợ lái sẽ phổ cập trên toàn bộ các dòng xe phổ thông.
Tuy nhiên, J.D Power – một công ty chuyên phân tích thị trường xe hơi mới đây đã chỉ ra những bất cập của các hệ thống nói trên thông qua nghiên cứu trải nghiệm công nghệ TES 2019. Nghiên cứu này được thực hiện trên 20.000 chiếc xe thuộc model 2019 tại Mỹ, tập trung phân tích tác động của 38 công nghệ đối với các chủ xe trong 90 ngày đầu tiên.
Theo J.D Power, không ít người được hỏi đã tỏ thái độ không hài lòng với hệ thống hỗ trợ bám làn và căn giữa làn. 23% cho biết họ cảm thấy những hệ thống này khá phiền phức và gây nên sự khó chịu. Ngoài ra, có tới 61% số người được hỏi cho biết họ đã tắt cả hai tính năng trên. Trong khi đó, 21% khác cũng tắt những hệ thống này dù không cảm thấy khó chịu.
Kristin Kolodge – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tương tác tài xế và giao diện người máy tại J.D Power nhận định rằng trong khi một số thương hiệu gặt hái thành công với các công nghệ an toàn thì một số khác lại khá thất bại. Thế nên, có những thương hiệu mà đến 90% khách hàng mong muốn các tính năng trợ lái vẫn có mặt trên chiếc xe tiếp theo của họ. Còn ở một thương hiệu khác, con số này chỉ là 59%.
Ngoài ra, nghiên cứu của J.D Power còn chỉ ra rằng các ứng dụng được tích hợp dường như chưa đáp ứng nhu cầu của người dùng. 29% đã dừng sử dụng các app đó trong khi 46% cho rằng chúng không cần thiết. 18% khác thì tin rằng có thiết bị khác sở hữu những tính năng còn tốt hơn.
Một điểm nhấn khác cũng được rút ra từ báo cáo TES 2019, đó là các hãng xe Hàn Quốc có nhiều đại diện nhất đứng đầu ở từng phân khúc theo phân loại của J.D Power (3/6). Cụ thể, Hyundai Kona dẫn đầu ở phân khúc xe cỡ nhỏ (cùng với Toyota C-HR); Kia Forte thống trị phân khúc xe compact trong khi Kia Stinger có điểm số cao nhất phân khúc xe hạng sang compact. Không những vậy, với 834 điểm, Stinger còn là model làm hài lòng người tiêu dùng nhất về mặt công nghệ.
Ở phân khúc xe phổ thông cỡ trung và cỡ lớn, đứng đầu là hai sản phẩm đến từ Mỹ: Chevrolet Blazer và Ford Expedition. Porsche Cayeene thì dẫn đầu ở phân khúc xe hạng sang cỡ trung.
Nằm trong dải sản phẩm nhận bản cập nhật màu sắc trong năm nay là Yamaha MT-09, với các tùy chọn màu sắc mới cho MT-09 là Tech Black và Cyan Storm, thay thế cho lựa chọn Icon Blue và Storm Fluo của năm ngoái.
Những người đam mê tốc độ với những chiếc xe 2 bánh sẽ được tận hưởng công nghệ giống như trên các xe hơi hiện đại khi hãng xe Nhật Bản Kawasaki thông báo sẽ áp dụng lên mẫu Kawasaki Ninja H2.
Giá cả hợp lý vẫn là một điều kiện tiên quyết đối với một quyết định mua xe của người Việt nhưng đến nay xu hướng này đã dần thay đổi và nghiêng cán cân nhiều hơn về phần công nghệ giải trí và hệ thống hỗ trợ an toàn.
Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) cho biết sẽ tiến hành một cuộc điều tra về công nghệ hỗ trợ lái AutoPilot của Tesla sau khi ghi nhận một số trường hợp tai nạn liên quan đến các mẫu xe của hãng này.
Trong những năm gần đây, công nghệ hỗ trợ đánh lái tránh vật cản (Evasive Steering Assistance) xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe hơi cao cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách vận hành của tính năng tiên tiến này.