Vào tháng 11 năm ngoái, ZF đã bất ngờ giới thiệu nguyên mẫu của hệ thống túi khí ngoài. Kể từ đó cho đến nay, hãng này không ngừng hoàn thiện công nghệ nói trên và đưa nó tiệm cận đến giai đoạn đi vào sản xuất. Mới đây, ZF đã công bố một đoạn clip ngắn mô tả về phương thức hoạt động của loại túi khí này khi được bố trí ở hai bên thân xe.
Theo ZF, các vụ va chạm đâm ngang là một trong số những kiểu tai nạn giao thông đường bộ nguy hiểm nhất. Chỉ riêng tại Đức, chúng đã khiến 700 người thiệt mạng mỗi năm, tức là gần 1/3 tổng số người bị chết.
Nhà cung ứng này tin rằng hệ thống an toàn chủ động do hãng này phát triển có thể giúp cứu sống nhiều người cũng như giảm các chấn thương nghiêm trọng tới 40%. Bởi hệ thống túi khí ngoài nói trên có khả năng làm giảm mức độ đâm xuyên tới 30%.
Về mặt cơ chế, túi khí tích hợp trên thân xe có thể bung ra chỉ vài mili giây trước khi hai phương tiện va chạm với nhau. Túi khí này được kết nối với hệ thống cảm biến trên xe, cùng với đó là sự hỗ trợ của một thuật toán tinh vi có khả năng xác định một vụ va chạm sắp xảy ra và xem xét xem có nên kích hoạt túi khí hay không.
Theo tìm hiểu, thách thức lớn nhất mà ZF phải đối mặt khi phát triển hệ thống này chính là nhận định một cách chính xác về các tình huống va chạm không thể tránh khỏi và kích hoạt để túi khí bung ra ngay trước thời điểm xảy ra tai nạn. Hệ thống này chỉ có đúng 150 mili giây để đưa ra quyết định cuối cùng. Khoảng thời gian này chỉ tương đương với một cái chớp mắt.
Một thách thức khác cũng khiến các kỹ sư của ZF phải đau đầu chính là tốc độ làm căng túi khí. Được biết, nó có dung tích từ 280 đến 400 lít, tức là gấp 5-8 lần so với túi khí dành cho tài xế. Nếu càng to thì sẽ tốn càng nhiều thời gian để làm căng.
Khi mọi thông tin được khớp, hệ thống sẽ kích hoạt túi khí và tạo ra một vùng bảo vệ bao trùm lên khu vực giữa cột A và cột C. Nhờ vậy, lực tác động từ những cú đâm ngang sẽ được giảm thiểu đáng kể, qua đó nâng cao sự an toàn cho những người ngồi bên trong.
Hiện vẫn chưa rõ thời điểm mà ZF sẽ chính thức đưa công nghệ túi khí ngoài ra thị trường.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Phía công ty GSM, đơn vị vận hành dịch vụ taxi, xe máy điện VinFast, cũng đã đăng thông tin tuyển gấp 500 tài xế xe máy điện.