Mang xe ra đầu hẻm, bác thợ sửa xe kiểm tra xong rồi cười bảo: “Máy xe vẫn còn tốt chán, chỉ là do bình xăng con gặp vấn đề thôi”. Sau khi khắc phục xong, bác còn chia sẽ rất nhiều điều liên quan đến vấn đề này. Hóa ra, xe máy chạy yếu không đơn thuần là do động cơ mà còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa.
1. Quên tắt air gió xe máy
Nhiều người hay có thói quen tò mò đối với bộ phận này trên xe máy. Tuy vậy, chức năng này chỉ áp dụng khi động cơ khó nổ khi trời lạnh mà thôi. Sau khi động cơ đã kích hoạt được rồi thì phải đóng nút này lại.
Ngoài ra có một số người khi chạy xe bị hết xăng đột ngột thì chữa cháy bằng sáng kiến kéo E cho xe giàu xăng, rút xăng còn sót trong ly xăng mạnh hơn vì mực xăng ly càng lúc càng cạn dần để ráng chạy tới điểm đổ xăng.
Tuy vậy, nếu cần gạt hoặc núm này có bị kéo ra (hoặc kéo lên) thì lúc này xe chạy rất chậm. Máy nổ không êm và gầm gừ.
2. Các bánh xe không đủ hơi
Đây là điều dễ nhận biết nhất khi lưu thông trên đường. Việc này dẫn đến nhiều nguy hiểm do cảm giác lái bị ảnh hưởng cùng với việc xe bị rung lắc dữ dội. Bên cạnh đó, bơm quá căng cũng không an toàn, vì hơi trong ruột xe giãn nở khi lưu thông có thể làm nổ ruột xe.
Ngược lại, bơm hơi quá ít thì mau hư vỏ xe và tốc độ bị giảm bởi độ ma sát tăng lên. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên kiểm tra lốp xem có đử hơi hay không.
3. Sên xe quá căng hoặc chùng
Về mặt truyền lực, chạy xe có xích chùng, rão cũng giống như việc xe đi trên đường gồ ghề vì tải mà động cơ không ổn định ảnh hưởng tới khả năng vận hành của xe, thậm chí giảm đáng kể tốc độ của xe. Bên cạnh đó, khả năng rung lắc lớn, cộng thêm sức văng từ lực quán tính có thể dẫn đến hiện tượng ăn khớp sai gây tuột xích hoặc đứt xích khi tăng giảm ga đột ngột.
Trường hợp sên xe quá căng cũng vậy, nó sẽ khiến cho xích mau giãn. Nên điều chỉnh xích có độ vòng từ 1-1,5cm ở lỗ canh xích xe máy. Điều này sẽ làm cho xe vận hành êm hơn. Ngoài ra, người dùng nên thường xuyên theo dõi kiểm tra nhông xích Nếu điều chỉnh không đúng độ giãn của sên tải thì xe chạy chậm và làm hư nhông, dĩa truyền động.
4. Nhớt bôi trơn quá cũ hoặc không đúng
Cũng giống như cơ thể người cần máu để tồn tại, động cơ xe hơi cần có dầu nhớt để hoạt động trơn tru và chính xác. Dầu nhớt là chất bôi trường giúp các chi tiết kim loại trong động cơ hoạt động hiệu quả, mát mẻ và lâu bền hơn. Khi lượng nhớt trong blốc máy không đúng về dung lượng và chủng loại sẽ làm cho động cơ mau nóng, vừa lãng phí nhiên liệu vừa làm cho xe khó tăng tốc.
5. Nghẹt đường cung cấp xăng
Nhiều trường hợp đã xảy ra là do nắp xăng bị hư nên độ thông hơi không còn đúng, áp suất trong bình quá yếu, không đủ sức làm cho xăng chảy xuống bộ chế hòa khí mặc dù bạn có tăng ga. Cần phải thay nắp xăng khác hoặc làm vệ sinh lại bằng khí nén.
6. Bộ chế hòa khí (bình xăng con) bị chỉnh sai
Đảm nhiệm chức năng xé tơi xăng lỏng và cấp chúng vào buồng đốt theo tỷ lệ hợp lý, vì thế việc điều chỉnh chế hòa khí có vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của động cơ. Chỉnh không đúng hai vít xăng và gió sẽ làm cho xe chạy chậm, hao xăng và rốc máy.
7. Bu gi gặp vấn đề
Để xe vận hành được tốt thì hệ thống điện phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài mobin lửa, IC, bobin sườn thì bu gi xe là cực kì quan trọng. Muốn xe ít hao xăng, tăng tốc nhanh, vận hành tốt thì bugi phải cho tia lửa xanh, đánh mạnh, nghe rõ tia lửa đánh “tách tách” tại một điểm duy nhất trên các chấu bu gi .
Nếu tia lửa nghe “xạch xạch”, tia lửa điện to, đánh lung tung trên đầu bu-gi không tại một điểm nhất định, cách tốt nhất không nên sử dụng. Nếu sử dụng sẽ gây hao xăng, xe vận hành kém (lì máy, làm cho máy mau mòn, nhanh hư hỏng khi vận hành quá tải).
Ngoài ra, bu gi bị dơ thì tia lửa sẽ yếu theo. Khe hở bị điều chỉnh quá xa cũng là một nguyên nhân làm cho máy hao xăng, xe chạy yếu.
8. Hư IC
Khi tụ điện hay đi ốt trong IC hỏng, cao áp đưa đến bu gi rất yếu. Máy khó nổ hoặc nổ được nhưng không đều. Vận hành chập chờn, khó tăng tốc độ do xú páp, nòng xy lanh, pít tông, đĩa ly hợp… do ma sát nhiều nên bị mòn theo thời gian. Lượng khí nén do đó giảm theo nên tần suất dịch chuyển của tay dên sút giảm, sức truyền động bị yếu dẫn đến tình trạng động cơ không thể nào đạt được hiệu suất mong muốn.
Trên đây là một số nguyên nhân chính khiến chiếc xe máy của bạn bị chạy yếu. Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác liên quan đến động cơ hay các bộ phận khác trên xe. Nếu như chiếc xe của bạn không rơi vào những trường hợp trên thì nên mang đến các tiệm bão dưỡng để các nhân viêm kiểm tra, đưa ra biện pháp xử lý giúp xế cưng của bạn mạnh mẽ trở lại.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó có nội dung liên quan đến đề xuất xe mô tô, xe gắn máy phải kiểm tra khí thải định kỳ.
Cách đây ít ngày, Apple đã cảnh báo không nên gắn điện thoại Iphone lên xe máy tránh làm hỏng cụm camera, nhưng mới đây hãng lại sử dụng hình ảnh này để quảng cáo cho mẫu Iphone 13 mới nhất.
Nắng nóng những ngày gần đây khiến việc chờ đèn đỏ là một cực hình, việc chờ đèn đỏ trong bóng râm là một cách hiệu quả để tránh nắng nhưng hành động này lại có thể bị phạt
Nếu nhờ dịch vụ làm giùm biển số thì phải chờ 2-3 ngày mới có thể làm giấy tờ khá bất tiện nên thương gắn biển xin số để lưu thông, như vậy liệu có phạm luật.
Sau khi mở bán tại Thái Lan, Honda Motor đã đăng ký bản quyền thiết kế CT 125 - động thái lớn cho việc trình làng chiếc xe “chất chơi” này ra thị trường Việt Nam trong tương lai gần.