Sau 5000 km
Sau mỗi cột mốc 5000 km thì bạn nên thường xuyên bảo dưỡng ô tô định kỳ. Thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa là việc bạn cần phải làm ở mỗi lần bảo dưỡng định kỳ. Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000 km. Ngoại trừ trường hợp khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt thì bắt buộc thay dầu máy sau mỗi 5000 km. Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại. Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km.
Thay dầu động cơ là công việc bảo dưỡng xe đơn giản, bạn có thể tự mình thực hiện để tiết kiệm thời gian và tài chính nếu xe hết hạn bảo hành hoặc không thể sắp xếp tới gara bảo dưỡng.
Sau 15.000 km
Trong lần bảo dưỡng thay dầu lần thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ lọc sạch các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là sau mỗi 10.000 km nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
Sau 30.000 km
Chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sau thời gian hoạt động sẽ dơ và nghẹt làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn. Thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km là điều cần thiết để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Sau 40.000 km
Sau mỗi 40.000 km, công việc bạn cần làm cho chiếc xe của mình bao gồm: Thay lọc nhiên liệu, thay dầu hộp số, dầu vi sai, dầu trợ lực, dây cua roa, dung dịch làm mát, dầu phanh và dầu ly hợp.
Việc thay dầu hộp số và dầu vi sai định kỳ cũng quan trọng như thay dầu máy. Điều này giúp hộp số, bộ vi sai được bôi trơn và hoạt động êm dịu, đảm bảo cho hệ thống truyền động của xe luôn làm việc tốt.
Sau một thời gian xe hoạt động, lọc nhiên liệu sẽ bị dơ do các cặn bẩn và tạp chất. Tránh tình trạng lọc bị nghẹt ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu cho động cơ, bạn cần thay thế lọc nhiên liệu mới định kỳ sau mỗi 40.000 km.
Bạn cần thay thế dầu phanh và dầu thủy lực định kỳ sau 40.000 km để đảm bảo chất lượng dầu, áp suất thủy lực trong hệ thống, giúp hệ thống phanh và ly hợp làm việc tốt nhất vì dầu phanh và dầu ly hợp có thể lẫn hơi ẩm làm giảm khả năng ăn mòn của dầu phanh và ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hệ thống phanh.
Ngoài ra, cần thay dầu trợ lực mới sau mỗi 40.000 km để đảm bảo chất lượng bôi trơn của dầu, giúp hệ thống trợ lực tay lái hoạt động êm ái, đánh lái nhẹ nhàng, êm dịu.
Dây cua roa truyền động sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị chai, nứt làm giảm khả năng ma sát, bị trượt trong quá trình làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất truyền động của động cơ. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế dây cua roa định kỳ sau mỗi 40.000 km để đảm bảo hệ thống truyền động luôn làm việc ổn định và hiệu quả cao.
Sau 100.000 km
Nước làm mát động cơ có vai trò giải nhiệt và duy trì nhiệt độ làm việc ổn định cho động cơ ô tô. Sau một thời gian dài làm việc nó sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Đây cũng là lúc bạn kiểm tra thêm các bộ phận như bugi, má phanh...nếu cần thay.
Kiểm tra thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ kể trên, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất. Các hệ thống mà bạn cần chú trọng đến là: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy,...
Hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh.
Kiểm tra hệ thống lái: kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe.
Kiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, ….được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng.
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn để kiểm tra và dùng mắt xem tất cả các đèn đều hoạt động bình thường hay không.
Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào. Khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết., Dấu hiệu hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng.
Nên kiểm tra áp suất lốp tiêu chuẩn định kỳ mỗi tháng một lần, hãy kiểm tra độ mòn lốp xe bằng cách nhìn dấu báo mòn trên lốp, áp suất lốp, độ mòn đều của lốp,...
Bình ắc quy: nên thường xuyên mỗi tháng một lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe. Đảm bảo các cọc bình luôn sạch sẽ và được xiết chặt. Đối với ắc quy có dung dịch cần đảm bảo mức dung dịch đúng tiêu chuẩn.
Ngoài ra bạn cẩn kiểm tra thường xuyên nước làm mát, nước rửa kính và châm thêm nếu thiếu.
Sau một thời gian dài sử dụng, chiếc xe mà bạn sở hữu cũng sẽ thay đổi theo thời gian mà không thể giữ được hiện trạng ban đầu, lúc này sẽ gặp phải một số vấn đề phiền toái. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất cũng như khó chịu nhất là hiện tượng rung lắc khi đi trên đường. Sẽ rất khó chịu nếu bạn đang di chuyển trên đường cao tốc mà lại có cảm giác không khác như khi khi offroad ở những cung đường gồ ghề.
Với những người thích không gian xe rộng rãi, tiện nghi và mang phong cách cổ điển, sang trọng thì dòng Peugeot Traveller là một trong những lựa chọn hoàn hảo. Đây là mẫu xe được nhà sản xuất người Pháp cho ra đời tiếp nối thành công của bộ đôi SUV Peugeot 3008 và 5008.
Phủ nano cho kính xe hơi là một trong những công nghê ô tô cũng rất phổ biến hiện nay được nhiều chủ xe lựa chọn để tân trang thêm cho chiếc xe của mình. Việc phủ nano lên trên bề mặt kính mang lại rất nhiều hữu ích, tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng có một vài mặt trái. Hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm khi phủ nano cho kính xe để đưa ra quyết định đúng đắn trước khi lựa chọn công nghệ này nhé.
Để tránh những ngày nắng nóng oi ả mỗi khi lái xe nhiều người lựa chọn phương pháp trang bị màn che để giảm bớt đi cái nóng gắt bên ngoài. Thế nhưng nhiệt độ bên trong xe vẫn không thể giảm đi. Vì vậy, ngày nay dán phim cách nhiệt cho xe luôn là sự lựa chọn hàng đầu để khắc phục triệt để không gian đang bị nắng chiếu trực tiếp. Tuy nhiên bạn đã nắm rõ các đặc điểm, tính chất cũng như công dụng của phim cách nhiệt chưa?. Hãy cùng CafeAuto tìm hiểu về phim cách nhiệt trong bài viết sau đây.
Cùng với sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại, hiện nay các thiết bị được trang bị trên ô tô cũng ngày càng tân tiến hơn. Đặc biệt, ở hệ thống hiển thị thông tin cũng đã được thay đổi từ màn hình huỳnh quang chân không VFD đến màn hình LCD và cao cấp hơn là màn hình HUD như ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng ra sao qua bài viết sau đây nhé.